BỆNH ĐỐM ĐEN XÌ MỦ TRÊN CÂY XOÀI

Tác nhân: do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. Mangiferae gây ra

Vi khuẩn lây lan qua đường nước nên trong mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Vi khuẩn xâm nhập vào trái qua các vết thương, vết chích của côn trùng.

Bệnh gây hại trên trái, lá, cành non.

Triệu chứng:

–         Trên lá: vết bệnh màu xám đen bao quanh bởi các quầng vàng, bị giới hạn bởi gân lá, tâm vết bệnh thường bị khô. Bề mặt vết bệnh hơi bị trũng xuống so với các phần chưa bệnh. Hiện tượng xì mủ không xuất hiện trên lá.

–         Trên trái: vết bệnh màu đen đậm hơn trên lá, gồ ghề, làm nứt nẻ vỏ trái, từ vết nứt mủ xì ra mang theo vi khuẩn tràn ra ngoài và làm lây lan cho các bộ phận phía dưới của cây như trái, cành, lá.

–         Trên cành non: vết bệnh có màu đen, gây xì mủ. Bệnh thường làm các phát hoa, trái, đọt non ở đầu cành bị héo và có thể làm chết cành.

Biện pháp phòng trừ

–         Vi khuẩn có khả năng lưu tồn lâu trong lá, cành bệnh, xác bả thực vật, nên sau khi thu hoạch cần thu dọn sạch vườn, cắt bỏ những cành và lá bệnh, rồi đem tiêu huỷ. Vi khuẩn thường tấn công qua vết thương nên tránh làm tổn thương cây, phun thuốc sau khi cắt tỉa, thu trái và nhất là sau các trận mưa.

–         Phòng ngừa bệnh hiệu quả: dùng 500ml VD ĐỒNG ĐỎ pha 400 lít nước phun định kỳ 10-15 ngày/lần.

–         Sử dụng thuốc có hoạt chất kasugamycin, oxolinic, streptomycin,…khi bệnh xảy ra.

–         Đối với những giống xoài có giá trị kinh tế cao như xoài cát Chu, xoài cát Hoà Lộc thì nên dùng biện pháp bao trái giúp phòng bệnh này hiệu quả.

Tổng hợp

Kỹ thuật nông nghiệp ViDan

Liên hệ đặt hàng

remove 0385224466 phone skype email facebook zalo youtube