BỆNH THÁN THƯ HẠI XOÀI

1.Nguyên nhân

Bệnh thán thư là bệnh gây hại phổ biến và nghiêm trọng trên cây xoài do nấm Colletotrichum gloeosporioides và Colletotrichum acutatum gây ra. Bệnh làm khô, rụng hoa, lá, trái và nghiêm trọng hơn có thể làm chết cây.

2.Triệu chứng

– Trên lá: bệnh xuất hiện trên lá non, ban đầu là những đốm nhỏ màu nâu đen sau đó lan rộng và liên kết với nhau thành đốm lớn có màu nâu tối. Khi bệnh nặng ở giữa vết bệnh tế bào bị khô và rách tạo thành lổ thủng. Lá non chậm phát triển, bệnh gây hại làm biến dạng lá, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng cây.

–  Trên hoa: Khi trời ẩm ướt, mầm bệnh tấn công trên hoa tạo thành những chấm nâu nhỏ nằm rải rác trên hoa, bệnh xuất hiện ở đầu phát hoa sau đó lan dần lên ngọn, khi bệnh phát triển nặng sẽ làm cánh hoa bị thối đen làm rụng hoa. Giai đoạn ra hoa gặp sương mù nhiều, bệnh dễ phát triển, làm rụng hoa.

– Trên trái: Thông thường trên trái non bệnh gây hại tại hỏm của cuống quả, đốm bệnh hình tròn có màu nâu hoặc nâu đen sau lan dần ra, nhiều đốm kết hợp với nhau tạo thành những đốm lõm sâu vào thịt quả. Các đốm bệnh trên vỏ trái cũng có thể liên kết với nhau, thịt trái phía trong đốm bệnh bị khô đi và dính theo vỏ trái khi lột. Nếu bệnh xuất hiện sớm trên trái non thì trái bị rụng. Mầm bệnh có thể tấn công trái non, trái lớn và cả trái sau thu hoạch, tồn trữ.

3.Điều kiện phát sinh và phát triển bệnh

– Nấm lưu tồn dưới nhiều dạng khác nhau: tồn tại trong hạt, trên tàn dư thực vật, và trên cây kí chủ.

–  Nhiệt độ và ẩm độ là hai yếu tố quan trọng cho nấm bệnh phát triển. Nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của thời tiết đối với nấm Colletotrichum gloeosporioides cho thấy nấm cần nhiều nước và độ ẩm cao trên 95% để bào tử có thể nẩy mầm và hình thành đĩa áp. Tuy nhiên bào tử có thể sống lâu từ 1 – 2 tuần khi độ ẩm thấp 62% và khi độ ẩm cao gần 100% sẽ này mầm. Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của nấm là 25 – 28%, pH 5.8 – 6.5.

–  Bệnh lây lan, phát triển mạnh khi trời mưa nhiều, ẩm độ không khí cao.

4.Biện pháp phòng trừ

Biện pháp canh tác:

– Bệnh thán thư có thể được kiểm soát bằng việc quản lý, vệ sinh vườn xoài đặc biệt trong giai đoạn sau thu hoạch. Tiến hành cắt tỉa cành đã mang trái, cành già yếu sâu bệnh, phun thuốc sát khuẩn vườn. Dùng 500ml ĐỒNG ĐỎ/300 lít nước phun ướt đều thân, lá để sát khuẩn vườn.

– Khi trồng nên trồng với mật độ vừa phải, không trồng với mật độ dày để tạo sự thông thoáng trong vườn.

– Không tưới nước, phun phân bón lá khi cây đang bệnh.

Biện pháp hóa học:

–    Để phòng trừ bệnh thán thư cần phun thuốc khi vết bệnh vừa xuất hiện, vào mùa mưa nên phun thuốc định kì từ lúc nhú hoa đến trước khi hoa xổ nhụy. Nếu bệnh lây lan nhanh cần phun thuốc nhiều lần, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày để hạn chế bệnh lan rộng.

–  Có thể dùng các hoạt chất có hiệu quả cao đối với bệnh thán thư: Azoxystrobin, Difenoconazole, Propiconazole, Propineb,….Không phun thuốc khi trời nắng gắt hoặc mưa to.

Tổng hợp

Kỹ thuật nông nghiệp Vidan

Liên hệ đặt hàng

remove 0385224466 phone skype email facebook zalo youtube