TẠI SAO SẦU RIÊNG THƯỜNG XẢY RA HIỆN TƯỢNG NỨT DỌC CUỐNG, NỨT GAI VÀ NỨT TRÁI KHI THU HOẠCH?

Tại sao sầu riêng thường xảy ra hiện tượng nứt dọc cuống, nứt gai và nứt trái khi thu hoạch?

Nguyên nhân thứ nhất: Bón phân mất cân đối, thừa dinh dưỡng đa lượng thiếu dinh dưỡng trung vi lượng.

Cây trồng hấp thu dinh dưỡng chủ yếu qua lá và rễ. Đa số bà con bón phân qua rễ cung cấp dinh dưỡng đa lượng Đạm – Lân – Kali – Lưu huỳnh và phần lớn không bổ sung hay bổ sung rất ít trung – vi lượng. Vì vậy, cây trồng thường có tình trạng thiếu trung – vi lượng (như Ca, Mg, Zn, B, Mo, Fe, Cu, Si). Các nhóm dinh dưỡng trung – vi lượng này tham ra vào quá trình sinh hóa và cấu tạo nên các bộ phận chính của tế bào thực vật. Chẳng hạn Canxi, Silic cùng với Bo giúp trái phát triển ổn định, cân đối, chống dị dạng, làm tăng tính liên kết bền vững của tế bào khiến cho chúng trở lên vững chắc hơn. Các yếu tố dinh dưỡng trên thì Mg-Ca-Si-Bo là các nguyên tố dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc làm hạn chế hiện tượng nứt dọc cuống và nứt trái.

Magie được xem là một thành phần dinh dưỡng trung lượng rất quan trọng cấu tạo nên diệp lục của cây. Ở thời kỳ cây đậu trái non Magie giúp trái non và bộ lá có màu xanh tự nhiên qua đó thúc đẩy quá trình quang hợp và tổng hợp chất dinh dưỡng.

Canxi là tham gia vào quá trình hình thành nên màng tế bào. Canxi kết hợp với axit pectinic tạo nên pectatcanxi có mặt ở lớp giữa của thành tế bào gắn chặt các tế bào với nhau thành một khối làm cho cuống hoa, cuống trái trở lên bền vững hơn do đó để chống rụng hoa, trái non cần phải bổ sung canxi cho cây ở thời kỳ trước ra hoa, thời kỳ ra hoa và đậu trái non. Khi thiếu canxi thì pectancanxi không được hình thành vì thế mà hoa – trái non dễ bị rụng, trái dễ bị nứt. Thiếu canxi các tế bào tầng rời dễ dàng tách nhau ra gây nên hiện tượng rụng trái non sinh lý, nứt trái, nứt dọc cuống.

Canxi là một nguyên tố dinh dưỡng trung lượng vô cùng quan trọng cho sự phát triển của cây trồng. Tuy nhiên, bản chất kém linh động của Canxi khiến cho việc di chuyển giữa các bộ phận của cây trở nên khó khăn và chúng thường được tập trung ở những lá già. Tại thời kỳ ra hoa đậu trái non, nhu cầu của cây trồng về Canxi tăng cao nhưng lại không thể được đáp ứng đầy đủ do khả năng di chuyển hạn chế, dẫn đến tình trạng thiếu hụt Canxi-Silic thường gây hiện tượng tầng rời và rụng trái. Thiếu hụt Canxi-Silic cùng với các yếu tố dinh dưỡng vi lượng trong thời gian dài cũng gây ra những hậu trái khác như giảm chất lượng và ảnh hưởng đến mẫu mã của trái, dễ gây nứt trái.

Bo cải thiện sự hấp thu và chuyển hóa của Canxi bên trong cây trồng. Bo tăng cường việc hút Canxi của cây và giúp đảm bảo cân bằng tỷ lệ K/C.

Ngoài ra, việc bón phân theo tỷ lệ không hợp lý giữa Đạm – Lân – Kali và các chất dinh dưỡng cần thiết khác có thể gây ra sự phát triển không đồng đều của các bộ phận của trái như Vỏ trái và Thịt trái. Thừa dinh dưỡng đa lượng sẽ thúc đẩy quá trình phát triển đột ngột, thịt trái phát triển mạnh quá mức trong khi đó phần vỏ trái phát triển không tương thích dẫn đến hiện tượng nứt trái. Khi các thành phần dinh dưỡng mất cân đối khiến cho các bó mạch dẫn của phần cuống phát triển mạnh, cùng với đó cây trồng thiếu Canxi, Silic làm cho các tế bào cuống dễ tách rời nhau ra, giảm tính liên kết do đó xảy ra hiện tượng nứt dọc cuống.

Hiện nay các dạng Canxi trên thị trường được bán dưới dạng phân bón lá có hỗn hợp với một số thành phần trung – vi lượng khác, các dạng canxi này hầu hết tồn tại dưới dạng ion (dạng muối có chứa Ca2+), khi phun qua lá các ion Ca2+ này thường xảy ra các phản ứng trao đổi với các axit yếu như axit cacbonic (axit H2CO3 – có trong môi trường tự nhiên) làm kết tủa ở dạng không tan, khó hấp thu (dạng CaCO3). Axit H2CO được hình thành trong tự nhiên do sự kết hợp giữa khí CO2 và hơi nước (mưa axit). Theo đó hơi nước và khí CO2 có trong tự nhiên sẽ kết hợp với nhau tạo thành axit H2CO3. Axit H2COsau đó phân ly ra CO32-. Gốc CO32- tiếp tục phản ứng trao đổi với Canxi (Ca2+) tạo thành dạng canxi mà cây không hấp thu được (CaCO3).

CO32- + Ca2+ ==> CaCO3 (Canxi ở dạng khó tan, khó hấp thu)

Việc sử dụng các dạng canxi thông thường để phun, cây trồng vẫn thiếu canxi do chúng dễ chuyển thành dạng khó hấp thu (CaCO3). Nếu ở điều kiện mưa nhiều, axit sẽ hình thành (đặc biệt là axit yếu H2CO3), các dạng canxi này sẽ bị phản ứng hóa học và chuyển thành dạng khó hấp thu. Vì thế, mặc dù bà con có đã bổ sung canxi nhưng vẫn gây tình trạng cây vẫn bị rụng hoa, trái non và nứt trái là do hiệu suất hấp thu canxi thấp hoặc canxi bị giữ lại ở dạng khó tiêu. Ngoài ra, canxi là một nguyên tố dinh dưỡng không di động, khiến cây trồng thường thiếu hụt canxi trong thời kỳ ra hoa và đậu trái. Vì vậy, khi bổ sung canxi cho cây, nên lựa chọn các dạng canxi dễ hấp thu, và bổ sung đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng khác để tránh mất cân đối dinh dưỡng.

Giải pháp khắc phục tình trạng trên là sử dụng Canxi ở dạng Chelate phun qua lá. Canxi ở dạng Chelate có thể hoà tan trong nước, đồng thời có tính bền vững trong môi trường axit nhẹ, trung tính, kiềm nhẹ và không bị kết tủa với anion photphat, sunphat, cacbonnat. Nhả dần cho cây hút chất ở dạng phức. Do đó trong thời kỳ ra hoa đậu trái non, nuôi trái phát triển bà con nên sử dụng Canxi Bo phun qua lá cho cây, định kỳ phun 7-10 ngày/lần. Canxi Bo ở dạng Chelate không bị kết tủa khi mưa axit, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng canxi cho cây, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu canxi, giảm tối đa hiện tượng rụng trái non, hạn chế nứt gai, nứt trái và nứt dọc cuống trái.

Nguyên nhân thứ hai: Bộ rễ cây trồng bị sâu bệnh hại tấn công làm giảm chức năng của bộ rễ. Khi bộ rễ bị sâu bệnh tấn công, tuyến trùng gây hại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hút dinh dưỡng khoáng nuôi các bộ phận trên mặt đất. Gây sự mất cân bằng dinh dưỡng và thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng nứt trái, rụng trái.

VIDAN mong gần những chia sẻ giúp được bà con ngăn ngừa tình trạng nứt dọc cuống, nứt gai và nứt trái hiệu quả.

Liên hệ đặt hàng

remove 0385224466 phone skype email facebook zalo youtube