LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG NĂNG SUẤT CÂY MĂNG TÂY

Cây măng tây có tên khoa học là Asparagusofficinalis L., thuộc họ loa kèn Liliaceae, chi măng tây Asparagus được nhập vào trồng tại Việt Nam từ những năm 1960. Trong măng tây xanh chứa nhiều dưỡng chất và hoạt chất sinh học có tính dược lý cao bổ dưỡng cho sức khỏe và phòng trị một số bệnh cho người.

I. Giá trị và công dụng của măng tây

Về hiệu quả kinh tế, cây măng tây sau ươm giống 2 – 3 tháng, trồng 4 – 6 tháng sẽ cho thu hoạch rau măng tây xanh mỗi ngày. Mỗi năm có khoảng 200 – 240 ngày thu hoạch, thời gian còn lại trong năm để dưỡng cây mẹ trẻ thay thế cây mẹ già. Thời gian thu hoạch có thể kéo dài 6 – 8 năm và có thể dài đến 10 – 15 năm nếu được chăm sóc tốt.

Từ năm thứ hai trở đi, cây sẽ cho năng suất ổn định khoảng 20 tấn/ha/năm và tăng dần đến 40 – 50 tấn/ha/năm (năm thứ 8 – 10). Với giá bán trung bình hiện nay khoảng 40.000 đồng/kg, sau khi trừ các chi phí sản xuất, thu nhập của người trồng có thể đạt đến 300 triệu – 400 triệu đồng/ha/năm.

Bên cạnh đó, măng tây được mệnh danh là “rau hoàng đế” vì chứa nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch để chống lại bệnh tật. Các nghiên cứu khoa học đều chỉ ra rằng, cây măng tây rất có lợi cho sức khỏe con người. Loại rau này không chỉ giúp điều hòa đường huyết vì chứa nhiều vitamin B, mà còn tăng cường hệ miễn dịch, chữa lành vùng da bị tổn thương, tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là có khả năng chống ung thư.

Chính vì những giá trị về kinh tế và sức khỏe như vậy nên nhu cầu thị trường về loại rau đặc biệt này ngày càng tăng cao. Do đó, diện tích trồng măng tây cũng ngày càng mở rộng và được phát triển thành nhiều vùng sản xuất rau măng tây tươi như Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), Bến Lức (Long An), Long Thành (Đồng Nai), Chơn Thành, Bù Đốp (Bình Phước), Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ninh… đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, hướng tới xuất khẩu.

II. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại

1. Chuẩn bị giống:

Trên thế giới, có nhiều giống măng tây khác nhau như măng tây tím, măng tây xanh… Măng tây có thể trồng bằng hạt hoặc rễ. Tuy nhiên rễ giống đủ tiêu chuẩn phải lấy từ bộ rễ cây khỏe mạnh đã đủ 1 năm tuổi nên giá thành đắt.

Hiện nay, sản xuất rau măng tây được trồng chủ yếu từ hạt giống. Trên thị trường có 3 loại hạt giống: (1) hạt giống thuần (dòng F1) cho năng suất và chất lượng măng rất cao, dễ trồng và dễ thu hoạch nhưng giá thành cao; (2) hạt giống lai (dòng F2) cho năng suất và chất lượng cao, giá bán thấp hơn hạt giống thuần, loại hạt giống này được lai tạo từ dòng F1 và được sử dụng để sản xuất rau măng tây xanh đại trà ở nước ta hiện nay; (3) hạt giống tạp được thu hoạch từ cây trồng từ hạt giống lai, cho thu hoạch măng tây xanh có đường kính thân nhỏ, hiệu quả kinh tế kém, chủ yếu được trồng để cắt lá làm kiểng.

Để trồng măng tây diện tích 1000m2 với mật độ trung bình khoảng 1800 – 2000 cây, cần chuẩn bị khoảng 50g hạt giống lai có nguồn gốc rõ ràng, không lẫn tạp. Do vỏ hạt giống rất cứng, nên trước khi ươm giống cần ngâm hạt giống khoảng 24 giờ trong nước ấm 3 sôi 2 lạnh (nhiệt độ nước khoảng 50o – 60oC). Sau đó vớt hạt rửa sạch mùi chua, để ráo nước và rồi đem ủ trong khăn vải khoảng 20 – 24 giờ cho hạt giống nảy mầm.

Khi hạt giống đã nảy mầm, đặt hạt vào giữa bầu giá thể và sâu không quá 1cm, lấp nhẹ đất cho khuất hạt. Bầu ươm hạt có kích thước khoảng 12cm x 18cm chứa giá thể gồm lớp đất mặt, tro trấu và phân chuồng hoai mục (phân trùn quế) với tỷ lệ 1:1:1, có thể bổ sung thêm TRICHODERMA. Thiết kế vườn ươm ở nơi có thế đất cao ráo, thoát nước tốt và nhận ánh sáng đầy đủ.

Sau ươm hạt khoảng 10 ngày, cây con giống sẽ mọc lên. Khi cây cao khoảng 10cm, dùng 10g ĐÁNG ĐỒNG TIỀN + 50g DAP pha 10 lít nước tưới định kỳ 10 ngày/lần giúp cây sinh trưởng mạnh hơn. Khi cây con khoảng 2,5 – 3 tháng, cao khoảng 20 – 30cm, thân có 1 – 2 nhánh đạt tiêu chuẩn cây con xuất vườn.

2. Chuẩn bị đất trồng:

Măng tây là cây trồng cần phải có 100% ánh nắng toàn phần để quang hợp tốt. Cây phát triển tốt trong giới hạn nhiệt độ 20 – 30oC, tốt nhất là 23 – 24oC. Măng tây có khả năng chịu được rét, nhưng dưới 10oC, măng ngừng sinh trưởng. Cây trồng được cả ở vùng đồng bằng và miền núi. Ở độ cao 600 – 900m so với mực nước biển, măng cho năng suất cao hơn.

Măng tây phù hợp với các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất tơi xốp giàu hữu cơ, thoát nước tốt, tầng canh tác dày 40 – 50cm, ít dốc. Để măng sinh trưởng tốt, yêu cầu độ ẩm đất khoảng 65 – 70%, giới hạn pH 6,5 – 7,5, đất không bị phèn, không ngập úng vào mùa mưa, chủ động nước tưới trong mùa khô. Đất trồng càng tơi xốp, càng giàu dinh dưỡng hữu cơ và vi sinh vật có ích thì rau măng tây càng có chất lượng, năng suất cao. Đất đã trồng qua cây cao su, cây thuốc lá, đất bị nhiễm dioxin hoặc chất thải công nghiệp độc hại thì không nên trồng cây măng tây vì chồi măng non rất dễ bị nhiễm độc tố.

Đất trồng măng tây cần được cải tạo bằng phẳng, có mương thoát nước chống ngập úng. Khoảng 2 tháng trước khi trồng, tiến hành cày đất sâu 20 – 30cm, kết hợp làm cỏ và phun thuốc diệt mầm cỏ phổ rộng. Dùng 100 – 150kg vôi bột kết hợp 1 – 2 tấn tro trấu, mạt cưa (đã qua xử lý) rải đều cho 1000m2 diện tích đất trồng, rồi bừa xới cho đất tơi xốp. Ban phẳng đất trồng, thực hiện lên liếp rộng 100cm, cao 20 – 30cm và dốc nghiêng về hai bên mép liếp để không ứ đọng nước. Đối với những vùng mưa nhiều, có thể lên liếp cao 30 – 60cm.

3. Xuống giống:

Bón lót (1000m2): Ở giữa mặt liếp, tiến hành cuốc đất thành một rãnh dài hố trồng rộng 50cm, sâu 50cm, rồi trộn đều đất với 1,5 – 2 tấn phân chuồng hoai mục, phân trùn quế (hoặc 200 – 300kg phân hữu cơ vi sinh) + 1kg TRICHODERMA + 50 đến 70kg Super Lân + 1kg ĐỒNG TIỀN VÀNG giúp cây bén rễ nhanh, phòng nấm bệnh hại rễ ngay từ đầu.

Cẩn thận rạch bỏ bao nilon bầu giống, giữ nguyên bầu giá thể, đặt cây con ngay ngắn vào hố trồng, cây cách cây 45cm, mặt bầu ngang mặt đất trồng. Sau khi trồng, cần lấy đất hai bên mép liếp phủ một lớp đất dày khoảng 5cm để giữ cây cố định và phát triển bộ rễ, tưới nước giữ ẩm đất.

4. Bón phân và chăm sóc:

* Bón phân (lượng phân tính cho 1000m2)

– Sau khi trồng 15 – 30 ngày: Xới đất, dùng 10kg NPK 15-15-15 + 500g ĐỒNG TIỀN VÀNG rải dọc theo luống và vun liếp, kích cây ra rễ mạnh và mọc nhiều thân mới. Khoảng 15 ngày sau, xới đất làm cỏ và bón phân với liều lượng tương tự giúp cây sinh trưởng tốt. Để chống đổ ngả, tiến hành cắm cọc tre cao khoảng 1,2m và cách nhau 3 – 4m song song với hàng cây đã trồng. Dùng dây cước nilon giăng thành hàng đôi cách mặt liếp 30cm và kẹp lỏng cây măng ở giữa giúp cây đứng thẳng. Tùy sự phát triển chiều cao của cây mà tiếp tục nâng đôi dây lên cao dần đến 50cm, 70cm, 90cm.

– Sau khi trồng 45 – 120 ngày: Trong giai đoạn này, cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4 – 6 cây mẹ khỏe trên một bụi, tỉa bỏ cây bị sâu bệnh, cây già và cây nhỏ. Tiến hành xới đất và làm cỏ. Bón thúc: 15 – 20kg NPK 15-15-15 (hoặc NPK 16-16-8) + 1kg ĐÁNG ĐỒNG TIỀN + 1kg VD XÔ BỘT, bón thúc định kỳ 15 – 20 ngày/lần giúp nuôi bộ rễ khỏe, cây sinh trưởng mạnh, cứng cây. Sau khi bón phân cần vun đất cao 5 – 10cm đậy gốc để bảo vệ cổ rễ. Tùy theo độ lớn của cây măng tây cần nâng dần đôi dây cước nilon lên cao để chống đổ ngã.

Bổ sung phân hữu cơ: Bón 1 – 2 tấn phân chuồng ủ hoai (hoặc 200 – 300kg phân hữu cơ vi sinh) + 1kg TRICHODERMA + 30 – 50kg Super Lân. Bổ sung định kỳ 3 tháng/lần cung cấp hữu cơ, giúp đất tơi xốp tạo điều kiện cho cây măng tây nảy nhiều thân mới.

– Sau khi trồng khoảng 145 ngày (4,5 tháng): Nếu chăm sóc đầy đủ dinh dưỡng, từ giai đoạn này cây sẽ bắt đầu trổ măng. Khi quan sát thấy cây mẹ phát triển tốt, đường kính thân cây đạt > 10mm, lá chuyển màu xanh đậm thì chọn giữ lại 2 – 3 cây mẹ khỏe mạnh, tỉa bỏ cây già bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40 – 50 cm để vườn thông thoáng. Cần tiến hành thực hiện cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,2m để giúp cây mẹ phì to gốc và làm tăng thêm đáng kể lượng cành lá quang hợp cho cây, kích thích mạnh việc trổ măng. Kết hợp bón thúc 30kg NPK 21-7-14 + 1kg ĐÁNG ĐỒNG TIỀN + 1kg VD XÔ BỘT thúc cây phát triển nhanh và cho nhiều chồi măng.

– Sau khi cắt hạ bớt ngọn khoảng 7 – 10 ngày: Cây bắt đầu trổ măng tơ. Cần tiến hành thu hái hết lứa măng tơ này, kể cả măng không đạt chất lượng để tạo chỗ trống cho lứa măng sau phát triển khỏe mạnh hơn. Kể từ thời điểm này, có thể thu hoạch rau măng tây mỗi ngày. Sau khi thu hoạch khoảng 13 – 15 ngày thì thực hiện bón thúc 30kg NPK 21-7-14 + 1kg ĐÁNG ĐỒNG TIỀN + 1kg VD XÔ BỘT để bổ sung dinh dưỡng cho cây, không nên để cây mất sức sẽ cho sẽ cho măng nhỏ, kém chất lượng.

Bên cạnh đó, cần phun thêm qua lá 10g AMINO Plus/bình 16 lít định kỳ 7 ngày/lần giúp tán lá xanh dày, quang hợp tốt. Cần lưu ý không nên thu hoạch lứa măng tơ kéo dài quá một tháng vì sẽ làm cây suy kiệt, làm giảm năng suất và chất lượng các lứa măng sau.

Chu kỳ thu hoạch măng kéo dài khoảng 2 – 3 tháng, trong giai đoạn này cần tiến hành bón thúc 30 – 40kg NPK 21-7-14 + 1kg ĐÁNG ĐỒNG TIỀN + 1kg VD XÔ BỘT, định kỳ 13 – 15 ngày/lần để kích thích cây phát triển và cho nhiều chồi măng có năng suất, chất lượng tốt hơn.

– Sau khi thu hoạch khoảng 3 tháng: Phải thay thế cây mẹ già để đảm bảo năng suất và chất lượng măng thu hoạch. Khi quan sát thấy 4 – 6 cây mẹ thay thế vừa bung tàn cành lá thì tiến hành tỉa bỏ cây mẹ già, cây nhỏ, cây bị sâu bệnh. Sau đó xới đất, làm sạch cỏ rồi bón thúc 20 – 30kg NPK 15-15-15 (hoặc NPK 16-16-8) + 1kg ĐỒNG TIỀN VÀNG + 1kg VD XÔ BỘT, vun đất cao đậy gốc để thúc cây ra rễ mới, phát triển thân lá.

Khoảng 15 – 20 ngày sau, khi quan sát thấy đường kính thân cây mẹ thay thế đạt > 10mm và bộ lá chuyển màu xanh đậm thì tiến hành cắt hạ bớt ngọn cây ở độ cao 1,2m, dưỡng bộ lá thật sum suê để kích thích mạnh việc trổ măng, xới đất và bón thúc 30-40kg NPK 21-7-14 + 1kg ĐÁNG ĐỒNG TIỀN + 1kg VD XÔ BỘT thúc nảy nhiều chồi măng, chồi măng mập, chất lượng cao.

Sau khi cắt hạ ngọn 7 – 10 ngày,  cây bắt đầu cho thu hoạch lứa măng mới. Thời gian thu hoạch kéo dài 2-3 tháng, sau đó nghỉ dưỡng để thay thế cây mẹ khoảng một tháng. Cứ thế tiếp tục thu hoạch và dưỡng cây mẹ cho các lứa măng tiếp theo.

Trong thời kỳ thu hoạch măng kéo dài 2 – 3 tháng, bón thúc định kỳ 13 – 15 ngày/lần để bổ sung dinh dưỡng nuôi cây. Tuy nhiên, sản lượng và chất lượng măng trong mùa mưa bao giờ cũng kém hơn măng thu hoạch trong mùa nắng.

Để đạt hiệu quả kinh tế, người trồng có thể rút ngắn thời gian thu hoạch hoặc tạm ngưng thu hoạch trong mùa mưa. Thời gian còn lại tập trung dưỡng cây mẹ, chuẩn bị thu hoạch trong vụ nắng tiếp theo. Thời gian dưỡng cây mẹ thay thế kéo dài khoảng một tháng, trong giai đoạn này cần bổ sung phân hữu cơ, cắt tỉa vườn thông thoáng và phun xịt thuốc phòng trừ nấm bệnh, sâu hại măng tây.

Bộ phận Kỹ thuật Nông nghiệp –
Tổng công ty VI DAN

Liên hệ đặt hàng

remove 0385224466 phone skype email facebook zalo youtube