GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ SỨC KHỎE CỦA CÂY CHÙM NGÂY

Chùm ngây (tên khoa học: Moringa oleifera) là loài thực vật thân gỗ, xuất xứ từ vùng Nam Á nhưng cũng mọc hoang và được trồng, khai thác, sử dụng nhiều nơi trên thế giới do có giá trị kinh tế cao.

Ở Việt Nam, chùm ngây được phát hiện mọc hoang từ lâu đời tại nhiều nơi, nhưng trước đây cây ít được chú ý tới, có nơi trồng chỉ để làm hàng rào và chỉ trong vài chục năm trở lại đây, chùm ngây được trồng rộng rãi ở các tỉnh như An Giang, Kiên Giang, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Thanh Hóa, Ninh Bình… vì có giá trị kinh tế và sức khỏe rất cao. Hiện nay, chùm ngây được trồng để làm rau xanh và dược liệu là chính.

1. Giá trị kinh tế và dược liệu của cây chùm ngây

Các bộ phận của chùm ngây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, vitamin, beta-caroten, acid amin và nhiều hợp chất phenol. Cây chùm ngây cung cấp một hỗn hợp gồm nhiều hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic acid và kaempferol.

Cứ 100gr lá chùm ngây cung cấp Vitamin C của 7 trái cam, Canxi của 4 ly sữa, Vitamin A của 4 củ cà rốt, 2 lần Protein của một ly sữa, 3 lần chất Potassium của một trái chuối.

Hầu hết các bộ phận như lá, hoa, quả, hạt, rễ, thân của cây chùm ngây đều hữu dụng với con người.

Trong ẩm thực, lá non và thậm chí cả lá già của chùm ngây được sử dụng để nấu canh, xào (mùi vị tương tự rau ngót), trộn salad, ăn sống. Lá chùm ngây phơi khô tán bột có thể để rất lâu mà không mất dinh dưỡng, sử dụng cho nhiều món ăn như cháo, bột trẻ em, nhào bột bánh, pha nước uống. Hoa chùm ngây có nhiều mật ngọt và giàu dinh dưỡng, làm rau hoặc phơi khô dùng nấu lấy nước uống như một loại trà. Trái non được dùng xào, nấu canh, hầm xương… Khi già, hạt chùm ngây có thể rang ăn như đậu phộng. Rễ non của cây ăn sống hoặc làm gia vị như mù tạt.

Trong dược liệu, một số nguồn nghiên cứu cho biết chùm ngây chứa hơn 90 chất dinh dưỡng tổng hợp bao gồm 7 loại vitamin, 6 loại khoáng chất, 18 loại acid amin, 46 chất chống ôxy hóa, liều lượng lớn các chất chống viêm nhiễm, các chất kháng sinh, kháng độc tố, các chất giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư, u xơ tiền liệt tuyến, giúp ổn định huyết áp, hạ cholesterol, bảo vệ gan.

Một số công thức trong dược liệu như sau:

Theo lương y Nguyễn Công Đức – giảng viên Khoa Y học cổ truyền (ĐH Y Dược, TP.HCM) cho biết chùm ngây được dùng chữa các bệnh như:

+ Chữa cảm sốt, tiểu ít vàng, khát nước, táo bón: Vỏ cây chùm ngây 12g, rau má 20g, củ sắn dây 20g. Cho 600ml nước, sắc còn 300ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

+ Chữa ho viêm họng: Hoa chùm ngây 30g, rửa sạch, thái nhỏ, trộn với mật ong, xào chín, ăn ngày 2 – 3 lần, hoặc dùng hoa chùm ngây, hoa sứ và hoa của cây nghệ, mỗi thứ 12g, sắc uống liên tục vài ngày.

+ Trị u xơ tiền liệt tuyến: Rễ chùm ngây tươi 100g, kết hợp với 80g lá trinh nữ hoàng cung tươi  (hoặc rễ chùm ngây khô 30g, lá trinh nữ hoàng cung khô 20g). Nấu với 2 lít nước còn lại nửa lít. Uống 3 lần trong ngày, uống liên tục từ 1 – 2 tháng.

+ Ngăn ngừa sỏi oxalate: Mỗi ngày dùng 100g rễ chùm ngây tươi (hoặc 30g khô) rửa sạch, nấu với 1 lít nước, nấu sôi 15 phút, để uống cả ngày.

+ Để phòng các bệnh hay gặp ở người lớn tuổi (thấp khớp, tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu): Có thể sử dụng chùm ngây dưới dạng món ăn đơn giản như: nấu canh, xào… hoặc dùng dưới dạng trà, nước sinh tố uống hàng ngày để phòng bệnh.

+ Bên cạnh đó, cây chùm ngây còn có một số tác dụng làm đẹp như: Xay nhuyễn đắp lên mặt sẽ giúp cải thiện làn da (mỗi lần không quá 10 phút), da sẽ trắng mịn giảm nhăn rõ rệt. Hoặc bạn dùng lá giã nát đắp lên vết thương bị sưng hoặc bị nhọt. Dùng vỏ của rễ, sắc lấy nước ngậm trị đau nhức răng.

Cây chùm ngây có giá trị dinh dưỡng cao hơn các loại trái cây và thực phẩm khác.

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Chính vì những giá trị trên, Bộ phận Kỹ thuật Nông nghiệp của Tổng công ty VIDAN xin giới thiệu tới quý nhà vườn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chùm ngây để lấy lá như sau:

2.1. Thời vụ và đất trồng

Chùm ngây có thể trồng quanh năm vì cây chịu khô hạn tốt. Ở những vùng thiếu nước thì nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4 – 5). Không nên trồng quá trễ, mùa khô đến cây sẽ bị chết nhiều. Chùm ngây có thể trồng được trên nhiều vùng đất khác nhau như: Cát, cát pha sét, mùn, pH từ 5 – 9, tốt nhất là  pH từ 6.2 – 7.1, đất phải thoát nước tốt, nếu bị úng ngập phần rễ cây sẽ bị hư. Vùng trồng nhiệt độ thấp và hay bị sương muối không thích hợp cho cây chùm ngây.

2.2. Ươm bầu

– Chuẩn bị bầu: Túi bầu PE 11 x 20cm. Thành phần ruột bầu bao gồm ¾  đất + ¼ VD ĐÁNG ĐỒNG TIỀN.

– Xử lý hạt: Ngâm hạt chùm ngây với nước ấm 60oC (2 sôi, 3 lạnh) 24 giờ. Sau khi ngâm xong thì vớt ra trộn với cát, ủ trong bao tải, hoặc rơm rạ mỗi ngày tưới một lần, 3 – 6 ngày sau hạt nẩy mầm, đem hạt ươm vào túi bầu PE, tưới nước vừa đủ ẩm, tránh úng nước, khoảng 1 tuần sau cây nhú lên, chờ 6 – 8 tuần cây khỏe đưa cây ra trồng.

2.3. Kỹ thuật chăm sóc

– Đào hố rộng 30 x 30cm, sâu 30cm, mỗi hố đào cách nhau 1,5 – 2m.

a. Bón lót:

Dùng  100 – 200g Super Lân + 30g VD ĐÁNG ĐỒNG TIỀN + 10kg phân chuồng đã ủ VD TRICHODERMA. Sau 20 ngày tiến hành trồng cây.

(Lưu ý: Trước khi bỏ cây xuống hố phải xé túi bầu, lưu ý không để phạm vào rễ cái. Cho cây vào giữa hố, giữ cây thẳng, dùng tay vun lớp đất mịn xung quanh vào gốc cây. Vừa vun vừa nén chặt gốc, lấp đất cao hơn cổ rễ từ 2 – 3cm, giữ ẩm 2 – 3 tuần cây sẽ sống khỏe).

b. Bón thúc tăng trưởng:

Sau khi trồng được một tháng tiến hành bón thúc (lưu ý trong giai đoạn này kiểm tra và trồng dặm ngay những cây bị chết):

– Tưới gốc: Dùng 1kg VD XÔ NPK + 500g VD ĐÁNG ĐỒNG TIỀN pha 400 lít nước, tưới 3 – 5 lít/gốc (năm thứ 3 trở đi tưới 7 – 10 lít/gốc), tưới định kỳ 30 ngày/lần, giúp cây ra rễ nhiều, hút dinh dưỡng mạnh, nhú đọt nhanh, ra lá mạnh.

– Hoặc rải gốc: 100g NPK 20-20-15 + 30g VD ĐỒNG TIỀN VÀNG bón vào một gốc. Hàm lượng NPK tăng 100 – 300g vào độ tuổi của cây, bón định kỳ 2 tháng/lần.

– Phun qua lá:

+ Công thức 1: Dùng 250ml VD VUA NHÚ ĐỌT + 250g VD SUPER NUTRI + 250g VD VI LƯỢNG pha 200 lít nước, phun ướt đều mặt lá.

+ Công thức 2: Dùng 250ml VD AMI-NO.1 + 50ml VD PHÂN TÍM + 250ml VD ĐỒNG ĐỎ pha 200 lít nước, phun ướt đều mặt lá.

Luân phiên công thức 1 và 2 định kỳ 10 ngày/lần, giúp lá xanh dày, cây sinh trưởng mạnh, cành lá sum suê, ngăn ngừa nấm bệnh.

– Khi cây  chùm ngây phát triển 3 tháng tuổi đã bắt đầu cho thu hoạch lá, cây cao 60cm bắt đầu cắt ngọn và mỗi tháng tiến hành tỉa cành, bón phân như trên để thúc đẩy cây đâm chồi, sau 6 tháng tuổi, cây cao khoảng 2 mét là thời gian bắt đầu thu hoạch chính, thời kì này cây có thể cho 900g lá tươi/cây/tháng.

Trên đây là một số giá trị và kỹ thuật chăm sóc cây chùm ngây với bộ sản phẩm Tổng công ty VI DAN. Kính chúc quý nhà vườn được mùa bội thu.

Kỹ sư Nguyễn Thị Mỹ Dung
Bộ phận Kỹ thuật Nông nghiệp –
Tổng công ty VI DAN

Liên hệ đặt hàng

remove 0385224466 phone skype email facebook zalo youtube