Mỗi loại cây trồng thường thích ứng về một khoảng pH nhất định để giúp cho cây duy trì tốt về sinh trưởng và phát triển. Giá trị pH còn giúp cây có khả năng hấp thu các dinh dưỡng trong đất. Chính vì vậy, việc cải thiện chỉ số pH để ổn định tính chất của đất lâu dài giúp cây trồng có sức sống lâu dài. Cùng “VIDAN chia sẻ “Chỉ số pH đất ảnh hưởng đến chế độ hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng như thế nào?”
- Giá trị pH của cây sầu riêng là bao nhiêu ?
Độ pH đất tối ưu để trồng sầu riêng nằm trong khoảng 5,5 – 6,5 pH vì đây là khoảng pH giúp sầu riêng hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng do đó làm cho sầu riêng nuôi trái tốt, cây khỏe.
- Chỉ số pH ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng ?
Chỉ số pH sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số loại dinh dưỡng hữu dụng trong đất đối với cây trồng trong quá trình canh tác. Bón phân cho sầu riêng khi đất có tính axit cao hoặc kiềm cao không có lợi 100% cho sầu riêng vì một số chất dinh dưỡng sẽ bị cố định, đặc biệt là dinh dưỡng Phosphorus (P). Sầu riêng không dùng được các chất dinh dưỡng => phân bón càng nhiều => Tăng chi phí sản xuất
Hình: Khả năng hấp thu dinh dưỡng ở các giá trị pH
Nếu độ pH của đất rất thấp, Phosphorus (P) và Calcium (Ca) sẽ bị cố định làm cho cây hút không sử dụng được. Và nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây trồng nhưng không được sử dụng nhiều như sắt (Fe), mangan (Mn), bo (B) cũng như đồng (Cu) và kẽm (Zn) hòa tan nhiều làm cho cây trồng bị ngộ độc. Nếu nhìn cụ thể vào sắt (Fe) thì rõ ràng độ pH trong đất càng thấp thì sắt càng bị hòa tan. Ví dụ, nhôm có thể làm hỏng hệ thống rễ cây, mangan dẫn đến đốm vàng/nâu trên lá cây
Đặc biệt, nếu đất chua cao (pH<5,5) thì hoạt động của các loài vi khuẩn và xạ khuẩn (Sactinomycetes) sẽ giảm đi rất nhiều, trong khi nấm rễ đặc biệt là nấm gây thối rễ hoạt động mạnh.
Nếu đất có độ pH cao, chẳng hạn như pH 8,5, phốt pho được giữ lại do kết tủa với canxi hòa tan dư thừa. Ngoài phốt pho có vấn đề Đất kiềm cũng làm cây cạn kiệt sắt (Fe) và mangan (Mn).
- Điều chỉnh pH phù hợp với sự phát triển cây trồng.
Giá trị pH của đất trồng sầu riêng luôn có những thay đổi từ nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như việc sử dụng quá nhiều phân bón hóa học, sự rửa trôi của các nguyên tố kiềm và nước mưa (có tính axit yếu).
Việc kiểm tra pH đất thường xuyên là công việc quan trọng trong quá trình chăm sóc cây trồng nói chung và cây sầu riêng nói riêng. Giúp điều chỉnh kịp thời thực trạng của đất để giúp đất có chỉ số pH phụ hợp, ổn định giúp cây trồng phát triển tốt và tiết kiệm phân bón.
VIDAN chia sẻ đến bà con các bước quan trọng để giúp xác định pH đất và điểu chỉnh pH một cách hiệu quả và lâu dài giúp cây trồng phát triển tối ưu:
Bước 1: Xác định pH đất và kiểm tra pH ở độ sâu 10 – 15 cm.
Bước 2: So sánh pH nền và chỉ số pH tương ứng giúp cây trồng phát triển tối ưu (pH cho sầu riêng phát triển tốt nhất: 5,5 – 6)
Bước 3: Điều chỉnh pH, áp dụng các biện pháp phù hợp cho đất có pH cao (Đất kiềm) và đất có pH thấp (Đất axit)
Trường hợp pH cao:
Độ pH của đất kiềm có thể được giảm bằng cách thêm các tác nhân axit hóa hoặc vật liệu hữu cơ có tính axit. Có thể sử dụng phân bón axit hóa, chẳng hạn như ammonium sulfate, ammonium nitrate và urê, hữu cơ tính axit. Thực tế thì đất canh tác có pH >8.0 là rất hiếm (ngoại trừ đất trên nền đất vôi).
Trường hợp pH thấp:
Đối với các nền đất phèn tiềm tàng có chỉ số pH thấp bà con có thể sử dụng vôi. Ưu điểm của việc sử dụng vôi là giá thành hợp lý. Cải tạo hiệu quả đất phèn nhôm và phèn sắt. Tuy nhiên việc sử dụng vôi vẫn tồn tại một số khuyết điểm chính như: khó sử dụng, đồng thời việc nâng pH từ bón vôi chỉ tăng chỉ số pH không ổn định và giảm đi trong thời gian ngắn. Đồng thời, vôi dê trực di khi hòa tan vào nước và dễ kết tủa với các nguyên tố dinh dưỡng khác nên việc sử dụng vôi còn hạn chế số lần sử dụng trong năm.
Đối với đất đang canh tác cây trồng có pH do sử dụng nhiều phần bón hóa học, đất bị rửa trôi các nguyên tố trung vi lượng, đất có thành phần Al và Fe hoạt động: việc cải tạo nâng chỉ số pH đất là một quá trình lâu dài. Ngoài sử dụng vôi còn bao gồm việc gia tăng thành phần hữu cơ và các chế phẩm đặc biết giữ pH ổn định, phân giải chất độc cho cây trồng trong suốt quá trình canh tác.