NGUYÊN NHÂN “SƯỢNG CƠM” SẦU RIÊNG

Theo GS.TS Trần Văn Hâu hiện tượng “sượng” cơm trái sầu riêng được hiểu khá đơn giản là hiện tượng cơm bị cứng, không chín hay cơm bị mất màu và được xem là hiện tượng rối loạn sinh lý. Chia thành 3 loại (Sapii và Nanthachai, 1994):

+ Phần cơm chín không đều thường gặp trên giống sầu riêng Monthong.

+ Hạt có nước hay cơm nhão thường gặp trên các giống sầu riêng địa phương (giống Sữa hạt lép, Khổ qua xanh…)

+ Cơm có màu nâu ở hai đầu của hạt (cháy múi) thường gặp trên giống Ri6.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng “sượng”:

Giống không hoàn toàn là yếu tố quyết định mà chủ yếu là do biện pháp canh tác và điều kiện thời tiết gây ra:

+ Cháy múi: do trong giai đoạn nuôi trái việc thiếu dinh dưỡng vi lượng Boron (Bo). Vì Bo tham gia vào quá trình phân chia mô tế bào và cải thiện tỉ lệ đường và acid. Đặc biệt nguyên tố dinh dưỡng Bo dễ bị rửa trôi rất khó duy trì nên chúng ta cần bổ sung thường xuyên cho cây (Cần sử dụng các dạng Chelate, Nano…để tăng hiệu quả hấp thụ).

+ Khô và cứng cơm mất màu: do rối loạn dinh dưỡng Canxi (Ca), Magie (Mg),
Kali (K) ở giai đoạn thành hình cơm. Ảnh hưởng của sự tương quan nghịch giữa Ca và K trong lá. Kali tham gia xúc tiến quá trình quang hợp, tổng hợp đường và tinh bột sau đó vận chuyển đến cơ quan tích trữ.

+ Khô và cứng cơm không bị mất màu: do cây ra đọt trong giai đoạn phát triển cơm (8-12 tuần), gây cạnh tranh dinh dưỡng giữa sự phát triển trái và phát triển đọt non mà cây ưu tiên dinh dưỡng cho quá trình phát triển đọt gây thiếu dinh dưỡng

+ Nhão cơm: Do bón phân có Chlor, làm tăng sự hấp thu nước của cơm gây ra sự rối loạn trong quá trình phát triển làm nhão cơm.

Biện pháp khắc phục:

Kích thích cây ra hoa tập trung, đồng loạt để hạn chế cạnh tranh giữa hoa với sự phát triển của trái và cạnh tranh giữa trái nhỏ và trái lớn.

Quản lý nước: Việc phủ gốc hay xiết nước giai đoạn 25 – 40 ngày trước thu hoạch hiệu quả làm giảm độ ẩm đất từ đó giảm hấp thu nước nên giảm hiện tượng nhão cơm.

Hạn chế ra đọt non trong giai đoạn phát triển trái: Phun MKP 0.5 – 1,0% hoặc nitrate kali (KNO3) phun đều hai mặt lá, phun 7 – 10 ngày/lần trong giai đoạn từ 3 – 12 tuần sau đậu trái. Không bón thừa phân Urea trong giai đoạn trái phát triển.

Quản lý dinh dưỡng: Bón phân cân đối, bổ sung Lân, Magie, Canxi, Kali cho cây. Phun Boron (Bo) chống cháy múi đối với sầu riêng Ri6. Và không sử dụng phân có chứa Chlor (KCl).

Xử lý sau thu hoạch: nhúng trái vào sản phẩm ethephon hoặc khí đá (11%) thúc đẩy nhanh quá trình chín giúp chuyển hóa tinh bột thành đường và cũng là quá trình làm cho cơm trái sầu riêng mềm, không bị chai, cứng.

Hiện tượng “sượng” cơm trái sầu riêng khác nhau tùy giống và biện pháp khắc phục cũng khác nhau.

Đối với giống Ri6 hiện tượng sượng cơm chủ yếu là “cháy múi”  và “nhão cơm” khi có mưa nhiều. Biện pháp khắc phục là phun Canxi Bo giai đoạn sau đậu trái và giai đoạn trái phát triển.

Đối với giống Monthong chủ yếu cứng cơm hay không có màu, chín không đồng đều và cơm bị mềm. Khắc phục bằng cách bổ sung Canxi, Magie qua lá ở thời điểm 2 tháng sau đậu trái. Một tháng trước thu hoạch phun KNO3 kết hợp phủ gốc 15 – 20 ngày trước thu hoạch. Sau thu hoạch nhúng ethephon giúp cho trái chín tập trung, đồng đều.

VIDAN mong rằng những chia sẻ trên giúp bà con quản lý “SƯỢNG CƠM” hiệu quả giúp tăng năng suất và chất lượng sầu riêng.

Liên hệ đặt hàng

remove 0385224466 phone skype email facebook zalo youtube