SỰ KHÁC BIỆT GIỮA PHOSPHATE VÀ PHOSPHITE

Lân (P) giữ vai trò trung tâm trong quá trình trao đổi năng lượng, tổng hợp protein. Đặc biệt cần thiết cho sự phân chia tế bào, phát triển của mô phân sinh, kích thích sự phát triển của rễ, hình thành mầm hoa và phát triển quả. Trong tự nhiên, Lân (P) không được tìm thấy ở dạng nguyên tố tự do, mà tồn tại kết hợp với các nguyên tố khác như oxy (O) hoặc hydro (H), điều này xảy ra dưới dạng oxy hóa hoàn toàn gọi là Phosphate hoặc oxy hóa ít hơn gọi là Phosphite. Vậy giữa hai gốc muối này có gì khác biệt mời bà con cùng VIDAN tìm hiểu nhé.

Nguồn nguyên liệu:

  • Phosphate có nguồn gốc từ MKP, MAP, DAP.
  • Phosphite có nguồn gốc từ H3PO3.

Tính chất nguyên liệu

  • Phosphate được tạo thành từ acid H3PO4 phản ứng với muối chứa gốc Kali hoặc Amoni. Acid H3PO4 là một acid có 3 nấc, có độ phân cực và tính acid thấp hơn H3PO3.
  • Phosphite là một acid 2 nấc, có độ phân cực và tính acid cao hơn H3PO4.

Sự tồn tại trong đất:

Hình 1: Cấu trúc ba chiều của nhóm phosphate ( hình bên trái ) và phosphite ( hình bên phải )

(Gómez-Merino và Trejo-Téllez, 2015)

  • Phosphate ở đất có tính acid nhẹ, pH trong khoảng từ 5.5 – 6.5. Phosphate tồn tại chủ yếu ở dạng ion HPO42- và H2PO4. Đây là dạng cây trồng hấp thụ và sử dụng cho quá trình sinh trưởng và phát triển.
  • Phosphite ở dạng HPO32-, H2PO­3, tồn tại ở dạng keo đất và kết tủa với ion kim loại (Al3+, Ca2+). Phosphite có thể bị oxi hóa thành Phosphate bởi các vi sinh vật trong đất nhưng cần thời gian dài. Vì vậy, có thể sử dụng chúng như chất kích thích sinh học, thuốc diệt nấm và khả năng sử dụng chúng như phân bón phosphate.
  • Khả năng hấp thụ của cây:

          Hình 2: So với phosphate, thực vật hấp thu phosphite dễ hơn

  • Phosphate là nguồn cung cấp dinh dưỡng Phospho trực tiếp cho cây, khi đã được hấp thụ vào cây, các ion này có khả năng linh động.
  • Phosphite cần các vi sinh vật trong đất chuyển hóa thành Phosphate thì cây mới hấp thụ và sử dụng như nguồn cung cấp Phospho. Cây có thể hấp thụ Phosphite qua lá và rễ, nhưng Phosphite không thể chuyển hóa thành Phosphate khi đã được hấp thụ để cung cấp dinh dưỡng Phospho cho cây. Phosphite khi được hấp thụ có tính linh động và rất ổn định trong cây.

Vai trò đối với cây trồng

  • Phosphate:

+ Là một phần quan trọng của nhiều quá trình cơ bản trong quá trình trao đổi chất của thực vật, chẳng hạn như đường phân, sinh tổng hợp carbohydrate và lipid, tổng hợp diệp lục và carotenoid và chuyển hóa axit hữu cơ.

      Hình 3: Phosphate tham gia trực tiếp vào chu trình ATP – ADP

+ Là thành phần cấu tạo nên các phân tử năng lượng như ATP và ADP, giúp điều hòa các phản ứng enzym trong cây. Từ đó, nó thúc đẩy sự phát triển và lan rộng rễ, ra hoa và phát triển trái, hình thành hạt.

  • Phosphite:

+ Được sử dụng như là chất kích thích sinh trưởng và chất diệt nấm hoặc để kiểm soát bệnh thối rễ, thối thân,…

                                                                                           Hình 4: Khả năng bảo vệ cây trồng của Phosphite

+ Phosphite trong cây trồng kiềm chế sự phát triển và sinh sản của nấm bệnh. Kích thích cơ chế phòng vệ của cây trồng thông qua tăng sản xuất polysaccharides cấu trúc, protein PR và phytoalexin để hạn chế sự xâm nhập của sinh vật gây hại.

+ Đồng thời đây là nguồn dự trữ dinh dưỡng Phospho cho cây.

+ Phosphite có tính acid nên khi phun lên lá với liều lượng khuyến cáo còn có khả năng giảm sự phát triển của cây trồng, làm cho cây chuyển từ quá trình sinh trưởng sang sinh sản được nhanh chóng hơn.

Kết luận

  • Phân bón của Phosphite có thể hấp thụ dễ dàng qua lá và rễ, có thể vận chuyển trong mạch gỗ hoặc mạch rây của cây trồng do tính linh động cao ( lưu dẫn 2 chiều ).
  • Phosphite giúp kích kháng hệ miễn dịch từ đó có khả năng tăng sức đề kháng, bảo vệ của cây trồng chống lại các tác nhân gây bệnh như nấm, vi khuẩn,… Nhưng Phosphite không thể sử dụng như một dạng phân bón cung cấp phospho trực tiếp cho cây. Tuy nhiên, khả năng oxy hóa phosphite thành phosphate của các vi sinh vật đất mở ra khả năng rằng chúng có thể được sử dụng như một nguồn phân bón dự trữ, bổ sung Phospho cho cây trồng.
  • Vì vậy, để sử dụng hiệu quả cho cây trồng bà con cần có sự kết hợp hợp lý giữa Phosphite và Phosphate để vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, tăng khả năng đề kháng của cây trồng và tối ưu lợi nhuận.

Tài liệu tham khảo

  1. Biostimulant activity of phosphite in horticulture: https://doi.org/10.1016/j.scienta.2015.09.035.
  2. Ty thể là gì ? Novagen: https://www.chegg.com/homework-help/questions-and-answers/adenine-atp-triphosphate-p-phosphate-ribose-energy-absorb-food-atp-adp-cycle-energy-releas-q86580607.
  3. Phosphate vs Phosphite: Part One: https://progressivecrop.com/2023/01/01/phosphate-vs-phosphite-part-one/.

Liên hệ đặt hàng

remove 0385224466 phone skype email facebook zalo youtube