Trong những năm gần đây thời tiết diễn biến rất cực đoan, nắng nóng gay gắt kéo dài, tình hình xâm nhập mặn ngày càng nhiều đã gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng sầu riêng ở miền Tây. Bên cạnh đó, tình hình đầu lá sầu riêng diễn ra hết sức phức tạp gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển.
Cháy do nhiều nguyên nhân gây ra: Thiếu dinh dưỡng, rễ cây bị tổn thương, nấm bệnh, xiết nước kéo dài, nắng nóng kéo dài…..Từ chính những yếu tố trên đã ảnh hưởng rất lớn đến cây sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng.
Chính vì vậy việc phục hồi sầu riêng sau thu hoạch là đặc biệt quan trọng để có thể tái tạo lại bộ lá mới, để cây có thể đủ sức ra hoa nuôi trái cho mùa vụ tiếp theo.
Hình ảnh: Cây sầu riêng sau phục hồi
Các bước phục hồi sầu riêng:
1. Phục hồi rễ, dưỡng cây:
Sau thời gian siết nước làm bông và nuôi trái thì đất sẽ bị nén chặt, các chất dinh dưỡng một phần nhỏ sẽ được cây hấp thụ, một phần sẽ bị trực di xuống các tầng đất sâu hơn. Hoạt động của các vi sinh vật đất cũng sẽ kém đi, vì vậy việc bón phân hữu cơ để giúp cải thiện cấu trúc đất, tăng độ tơi xốp đất từ đó tăng khả năng hoạt động của các vi sinh vật có trong đất, phục hồi bộ rễ để tăng khả năng hấp thụ phân bón cho sâu riêng sau thu hoạch là rất cần thiết.
Thời điểm bón thích hợp: 7-10 ngày trước khi thu hoạch lần cuối cùng, vì phân hữu cơ cần thời gian để cây hấp thụ.
Loại phân : 50g VD Tricho New + 5 – 7 kg VD Master Green/ 1 gốc, nên bón ở vị trí ¾ tán cây. Giúp đất tơi xốp, tăng khả năng hoạt động của các vi sinh vật trong đất, rễ bung mạnh, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây.
Việc sử dụng các loại phân có các loại vi sinh vật có lợi như: Mycorrhiza, Tricoderma, Chaetomium, Streptomyces,… để tưới gốc vừa tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho cây vừa tiêu diệt tuyến trùng, nấm bênh có hại trong đất, đặc biệt là nấm Phytophthora sp rất phổ biến trên sầu riêng.
Hình ảnh: Bộ rễ sầu riêng
2. Tỉa cành:
Ngay sau khi cắt hết trái trên cây thì có thể tỉa cành, cần tỉa những cành bị sâu bệnh, cành vượt che khuất ánh sáng, những cành ốm yếu, những cành mọc sát mặt đất để hạn chế sự xâm nhiễm của nấm bệnh và cuống trái còn sót lại trên cành (vì sau thời gian nuôi trái thì hàm lượng dinh dưỡng còn lại trong cuống trái rất nhiều là môi trường thuận lợi cho nấm bệnh phát triển, khi cắt cuống trái nên cắt chừa lại 1- 2 cm không nên cắt quá sát cành). Các cành sâu bệnh sau khi tỉa cần được thu gôm và xử lý tránh lây lan mầm bệnh đến những cây khoẻ.
Hình ảnh: Tỉa cành sâu riêng sau thu hoạch
Mục đích: Để tạo sự thông thoáng cho vườn cây, dễ quản lí sâu bệnh. Việc tỉa cành còn có thể kết hợp với sửa tán giúp cây thông thoáng, ánh sáng có thể xuyên qua cây, giảm ẩm độ, hạn chế khả năng phát triển nấm bệnh. Đặc biệt đối với các vườn sầu riêng lâu năm thì việc cắt tỉa cành càng quan trọng, để hạn chế bệnh xì mủ cho cây.
3. Dọn cỏ, kiểm tra pH đất
Thông thường sau khi thu hoạch thì vườn của bà con sẽ bước vào giai đoạn mưa nhiều, thời tiết mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để cỏ dại phát triển kết hợp với độ ẩm cao cũng là môi trường thuận lợi để sâu bệnh hại phát triển.
Dọn cỏ sẽ làm mất nơi ẩn náo của sâu bệnh hại, giúp ánh sáng có thể chiếu xuống mặt đất kích thích bộ rễ phát triển, dọn cỏ kết hợp với xới xáo giúp loại bỏ các rễ già kích thích cây ra bộ rễ mới, cỏ là nguồn sinh khối hữu cơ trả lại cho đất vừa bảo vệ đất tránh rửa trôi, đặc biệt sẽ tránh được việc sử dung các loại thuốc diệt cỏ vừa ảnh hưởng đến bộ rễ vừa tốn chi phí.
Cần lưu ý không được xới xáo đất khi cây ra đọt non vì lúc này bộ rễ non cũng đang phát triển rất mạnh, xới xáo sẽ làm ảnh hưởng đến bộ rễ non ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
Hình ảnh: Dọn cỏ, xới xáo sầu riêng sau thu hoạch
Sau khi dọn cỏ xới xáo đất thì tiến hành kiểm tra độ pH của đất, đây là một bước rất quan trọng trong giai đoạn phục hồi sầu riêng sau thu hoạch. Sau giai đoạn nuôi trái thì pH đất thường sẽ khá thấp, thông thường sầu riêng riêng sẽ sinh trưởng phát triển tốt ở đất có pH 5,5 – 6,5 vì vậy việc kiểm tra để điều chỉnh độ pH của đất sẽ giúp cây hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng, tiết kiệm lượng phân bón.
Hình ảnh: Kiểm tra pH đất
4. Rửa vườn:
Trong quá trình thu hái sầu riêng có thể mang mầm bệnh từ đất lên thân cành, sau khi cắt trái cây sẽ rất yếu là cơ hội để nấm bệnh xâm nhập.
Trong quá trình nuôi trái, nông dân thường bón phân rất nhiều và độ ẩm trong vườn cũng khá cao là môi trường thích hợp cho nấm bệnh, rong rêu phát triển. Việc tẩy rong rêu còn tăng khả năng quan hợp của lá, tiêu diệt nơi trú ẩn của nấm bệnh.
Ảnh: Đốm rong trên lá sầu riêng
Sau khi tỉa cành thì tiến hành rửa vườn là hiệu quả nhất, vì lúc này là giai đoạn cây yếu nhất sau một thời gian dài tập trung chất dinh dưỡng để nuôi trái, cây bị nhiều vết thương cơ giới nhất. Có thể sử dụng: Các loại thuốc có gốc đồng, Calcium Hydroxide (chú ý không phun vào lá non), Metalaxyl, Mancozeb, Azoxylstrobin + Difenconazole,…
Cách xử lý: Phun thuốc ướt đều toàn cây, ướt đẫm lá, thân, cành, đặc biệt phun kỹ vào các ngách thân, mặt dưới của cành; đồng thời tưới thuốc bệnh dưới gốc.
5. Kích đọt
Sau giai đoạn bón phân hữu cơ từ 7 – 10 ngày, bà con có thể sử dụng 1 kg Xô VD 35-15- 10 + 300 g Đồng Tiền Vàng hoặc 1 lít VD Foster pha cho 200 lít nước tưới cho 5 – 6 gốc (Cây dưới 8 năm tuổi), 1 lít VD Humic Promax pha cho 400 lít nước tưới 8 – 10 cây để phục hồi rễ thúc cây ra cơi đọt nhanh.
Ảnh: Đọt sầu riêng
Sau khi quan sát cơi đọt đã sáng lên thì bà con có thể sử dụng 50 ml VD Phân Tím + 250ml VD Kéo Đọt Sầu Riêng hoặc 250ml VD Kéo đọt Sầu riêng + 250ml VD Gromix + 250g VD 30-10-10 pha 200L nước phun đều mặt lá để cây ra đọt đồng đều dễ dàng chăm sóc và quản lý sâu bệnh hại.
6. Dưỡng cơi đọt
Chất dự trữ trong cây sầu riêng được tập trung trong lá. Nếu cơi đọt ốm yếu, không đủ lá, cây sẽ ra hoa và nuôi trái kém. Bà con nên chuẩn bị đủ lá (thường 2-3 cơi đọt) trước khi xử lý ra hoa. Lá to xanh mướt giúp cây tổng hợp dinh dưỡng tốt tăng khả năng nuôi trái.
Khi cơi đọt non xuất hiện (bằng mũi giáo): Phun thuốc trừ rầy + Phân bón lá bổ sung để bảo vệ và thúc cơi đọt phát triển.
Phun qua lá: 250ml VD Gromix + 250ml VD BuDo + 250g VD 20-20-20. Bón gốc: 200 – 300 ml VD Hữu cơ cá chuồn + 50g VD Magie Kẽm. Giúp bộ lá mở đồng đều, xanh dầy gia tăng khả quang hợp, tăng kh năng chống chịu trước thời tiết bất lợi của môi trường.
Ảnh: Lá sầu riêng
Lưu ý trong dưỡng cơi đọt:
Đọt chưa mở: thì nên phun các loại thuốc phòng trừ rầy vì giai đoạn này rầy đã đẻ trứng vào trong lá, các hoạt chất thuốc rầy: Imidachloprid, Thiamethoxam, Buprofenzin, Acetamiprid, Pymetrozine, Cartap Hydrochloride,…Bà con cần luân phiên phun xịt các gốc thuốc khác nhau để hạn chế rầy kháng thuốc.
Đọt đã mở: có thể phun các loại phân có thành phần đạm cao để lá mở nhanh, khi lá đã mở có thể kết hợp các sản phẩm có thành phần trung vi lượng để bộ lá xanh dầy, trong giai đoạn này cần kết hợp với các loại thuốc phòng nhện với hoạt chất như: Febutatin oxide, Propargite, Pyrizaben,… để bảo vệ bộ lá già.
VIDAN kính chúc bà con phục hồi vườn sầu riêng thành công. Mọi thắc mắc bà con đừng ngần ngại gọi điện qua Hotline: 0339 11 33 55 – 0385 22 44 66 để cùng VIDAN chia sẽ nhé !!!!