KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MẮC CA

Các tỉnh Tây nguyên hiện có hơn 200.000 ha mắc ca. Đây là một lọa cây trồng trong thời gian quan đã tạo nên cơn sốt cho bà con nơi đây với hy vọng đổi đời. Từ những giá trị kinh tế của cây mắc ca đem lại và những thông tin về yêu cầu sinh thái của cây mắc ca. Bộ phận Kỹ thuật Nông nghiệp  VI DAN xin gửi đến quý bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca.

Quả cây mắc ca chứa nhiều chất dinh dưỡng.

1. Giá trị dinh dưỡng từ cây mắc ca

Mắc ca là loài cây gỗ lớn, có nguồn gốc ở Australia. Cây mắc ca có tên gọi chung là Macadamia, gồm hai loài là: loài vỏ hạt trơn (Macadamia integrifolia) và loài vỏ hạt sần (Macadamia tetraphylla), ngoài ra còn có giống lai giữa hai loài này.

Cũng có thể phân biệt giữa hai loài mắc ca này dựa vào số lá trên một đốt thân. Với loài vỏ hạt trơn trên mỗi đốt thân thường có 3 lá, loài vỏ hạt sần thường có 4 lá trên mỗi đốt thân.

Sản phẩm chính của cây mắc ca là hạt. Hạt mắc ca có hương vị thơm ngon nhất trong các loại hạt dùng để ăn và được mệnh danh là Hoàng hậu quả khô.

Theo kết quả phân tích của Wenkham và Miller năm 1965, thành phần dinh dưỡng trong nhân hạt mắc ca như sau: chất béo 78,2%; các hợp chất đường 10%; các hợp chất đạm (protein) 9,2%; hàm lượng nước 1,5-2,5 % (nhân đã được làm khô theo yêu cầu bảo quản lâu dài); Kali 0,37%; Phốt-pho 0,17%; Ma-giê 0,12%…

Ngoài ra, trong mỗi kg nhân hạt mắc ca còn chứa Can-xi 360 mg, Lưu huỳnh 66 mg, Sắt dễ tiêu 18 mg, Kẽm 14 mg, Đồng 3,3 mg, và một số loại Vitamin như Vitamin pp 16 mg, Vitamin B1 2,2 mg, Vitamin B2 2,2 mg. Các nghiên cứu sau này còn cho biết thêm, trong nhân mắc ca còn chứa một lượng Vitamin E rất lớn (6,4 – 18 g/kg nhân).

Nếu so sánh với hàm lượng chất béo sau khi rang của lạc nhân là 44,8%, hạt điều 47%, hạnh nhân 51%, hạt hạch đào 63% thì hàm lượng dầu béo 78% trong nhân mắc ca rõ ràng là cao hơn hẳn.

Điều đặc biệt là hàm lượng acid béo không no trong dầu mắc ca lên tới 84% chỉ đứng sau dầu Sở (97%) đây là thứ chất béo mà thế giới hiện đại rất coi trọng vì ít dẫn tới nguy cơ tích tụ cholesterol trong cơ thể người và rất phù hợp với nhu cầu làm dung môi trong mỹ phẩm.

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

a. Yêu cầu sinh thái

Cây mắc ca là loại cây chịu khí hậu mát, mưa ẩm và khô hạn xen kẽ. Sinh trưởng thích hợp trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, có khả năng chịu hạn cao đồng thời chịu được mưa ẩm.

Mắc ca có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau: đất sét mùn pha cát, đất đỏ bazan, đất sét nặng hoặc các loại đất có nguồn gốc núi lửa,… có pH đất từ 5,5 đến 6,5. Lượng mưa trung bình từ 700mm đến 3.000mm, lượng mưa tối ưu từ 1.500mm đến 2.500mm. Độ cao so với mặt biển từ 300m đến 1.200m. Một trong những yêu cầu sinh thái thiết yếu nhất đối với cây mắc ca đó là biên độ nhiệt, đặc biệt là nhiệt độ thích hợp cho cây mắc ca ra hoa.

Nhiệt độ thích hợp cho cây mắc ca là từ 120C đến 320C, nhiệt độ tối ưu để cây ra nhiều hoa là từ 12oC đến 21oC, tốt nhất là 18oC. Nếu nhiệt độ ban đêm thấp hơn 12oC và cao hơn 21oC cây mắc ca đều không thể hình thành chồi hoa.

Hiểu được đặc điểm về yêu cầu sinh thái của cây mắc ca, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên bắt đầu nghiên cứu trồng thử nghiệm cây mắc ca tại Buôn Ma Thuột từ năm 2002. Năm 2004, cây mắc ca được mở rộng trồng ở một số tỉnh tây nguyên như: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng, với tổng diện tích khảo nghiệm trên 20ha.

Kết quả cho thấy cây mắc ca sinh trưởng phát triển tốt. Sau trồng 3 – 4 năm, cây bắt đầu ra hoa đậu quả. Sau 9 năm trồng, năng suất trung bình đạt xấp xỉ 8 kg/cây/năm, tương đương so với năng suất trung bình của cây mắc ca trồng tại Úc (năng suất trung bình sau 9 năm trồng cũng là 8 kg) và cao hơn so với Trung Quốc (chỉ có 6,58 kg). Trọng lượng hạt và tỷ lệ nhân của các giống đạt được là khá tốt so với vùng nguyên sản cũng như các khu vực trồng mắc ca trên thế giới. Điều này bước đầu cho thấy cây mắc ca có tiềm năng phát triển ở một số vùng sinh thái trên địa bàn Tây Nguyên.

b. Thời vụ trồng:

Trồng đầu mùa mưa (tháng 4 – 5), đến mùa khô bộ rễ cây phát triển mạnh, cây sinh trưởng phát triển khỏe.

c. Giống :

– Giống: Một số dòng đã trồng khảo nghiệm ở Việt Nam cho năng suất cao gồm các dòng mắc ca sau: QNI, 0C, 246, 741, 842, 695. Cây mắc ra hoa và thụ phấn chéo, nên trồng nhiều dòng trên cùng một diện tích.

– Cách chọn giống: Chiều cao của cây tính từ mặt bầu lên đến mắt ghép là 40 – 60cm, đường kính thân từ 6 – 10mm. Vì thế, tuổi của cây gốc ghép chỉ khoảng 20 – 24 tháng tuổi rễ cọc còn nhỏ, khi ta trồng xuống rễ cọc tiếp tục mọc dài cắm sâu xuống đất tạo cho cây có thể đứng vững chắc chống lại được với hạn hán, lũ lụt. Đặc biệt, cây không bị nghiêng, đổ do gió bão. Mắt ghép thấp thì sau này chiều cao của cây hạn chế, cành lá xum xuê thuận tiện sau này thu hoạch, cắt tỉa.

d. Kỹ thuật trồng

– Mật độ trồng: Nếu trồng trên đất bằng, trồng hàng cây theo hướng Bắc – Nam để cây nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất, mật độ 277 cây/ ha, cây cách cây 4,5m, hàng cách hàng 8m. Nếu trồng trên triền đồi dốc, trồng hàng cách hàng theo đường đồng mức, mật độ 200 – 220 cây/ha, cây cách cây 5m, hàng cách hàng 9 – 10m.

– Kích thước hố: 60 x 60 x 50cm.

– Bón lót: Phân chuồng hoai mục ủ với nấm VD – TRICHODERMA 7-10kg + 300-500g phân lân + 300g vôi, 50g thuốc Basudin để phòng trừ kiến, côn trùng gây hại trong đất. Cho phân vào hố, lấp đất lại, ủ trong vòng từ 15-20 ngày sau đó mới trồng cây xuống.

– Cách trồng: Trước tiên rạch túi bầu , kiểm tra bộ rễ . Nếu thấy có rễ quá dài xuyên qua khỏi túi bầu thì dùng kéo cắt sát tới bầu đất, cây sẽ tự mọc ra rễ mới. Sau đó, đào hố và trồng âm xuống đất 10cm và lấp đất lại, tạo mô đất nơi gốc cây tránh trường hợp bị trũng nước. Dùng chân giẫm nhẹ xung quanh gốc cây nhằm cố định cây không bị nghiêng ngã do gió lớn hoặc mưa gây sụt lún. Trường hợp vùng có nhiều gió, nên cố định cây đứng thẳng bằng cách cắm cọc tre.

e. Chăm sóc

– Tưới nước: Thời kỳ kiến thiết cơ bản nên giữ ẩm cho cây giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, phát triển nhanh thân cành lá. Từ năm thứ tư trở đi, cây bắt đầu thời kỳ kinh doanh.

– Để cây ra hoa tập trung cho việc chăm sóc và thu hoạch sau này, nhà vườn cần tiến hành xiết nước khô từ 20 – 40 ngày nhằm ức chế ra hoa.

Sau đó tập trung tưới đồng loạt vào giữa tháng Một dương lịch, đến khoảng giữa tháng Hai và đầu tháng Ba, cây bắt đầu ra hoa đồng loạt, tăng khả năng thụ phấn chéo cho cây. Đến giữa tháng Ba dương lịch, chủ vườn tưới nước cho cây thêm một lần nữa nhằm tránh quả non bị rụng do thời điểm này tại Tây Nguyên đang mùa khô.

f. Bón phân chăm sóc

– Thời kỳ kiến thức cơ bản:

+ Đầu mùa mưa: Dùng 5-7kg phân chuồng hoai mục ủ nấm VD TRICHODERMA + 0,3kg phân lân + 0,3kg vôi.

+ Năm thứ 1: Dùng 1kg các dòng sản phẩm xô NPK của VI DAN + 0,5kg can VD DÙ XANH + 0,5kg VD ĐÁNG ĐỒNG TIỀN hòa 400 lít nước, tưới 3-5 lít/ cây, định kỳ 20-25 ngày tưới lần giúp cây sinh trưởng phát triển khỏe, ra rễ nhiều, phát triển thân cành lá mạnh.

+ Năm thứ 2, 3: Dùng 1,5kg xô VIDAN + 0,5kg can VD DÙ XANH + 0,5kg VD ĐÁNG ĐỒNG TIỀN hòa 400 lít nước, tưới 5-7 lít/ mét đường kính tán, định kỳ 20-25 ngày tưới lần.

– Thời kỳ kinh doanh:

+ Sau thu hoạch: Dùng 10-15kg phân chuồng hoai mục ủ với nấm VD-TRICHODERMA + 0,3-0,5kg phân lân + 0,3-0,5kg vôi giúp cây phục hồi sức sau thu hoạch, kết hợp cắt cành tạo tán.

+ Giai đoạn phân hóa mầm hoa: Dùng 1kg VD LÂN 86 pha 500 lít nước, phun ướt đều mặt lá giúp cây phân hóa mầm hoa mạnh, ra hoa đồng loạt.

+ Sau đậu trái:

Tưới gốc: Dùng 1,5-2kg một trong các sản phẩm xô NPK của VI DAN + 1kg can VD DÙ XANH + 1kg VD ĐỒNG TIỀN VÀNG hòa 300 lít nước, tưới 5-7 lít/ mét đường kính tán, định kỳ 20-25 ngày/ lần tưới.

Hoặc bón gốc: 300-400g NPK 20-20-10 + 30-40g VD ĐỒNG TIỀN VÀNG/ cây.

Phun qua lá:

* Công thức 1: Dùng 500ml VD AMI-NO.1 + 100ml VD PHÂN TÍM + 500g VD SUPER NUTRI pha 400 lít nước.

* Công thức 2: Dùng 500ml VD KALI ĐEN + 500ml VD AMI-NO.1 + 250g VD VI LƯỢNG pha 400 lít nước.

Phun luân phiên công thức 1 và công thức 2 định kỳ 10-15 ngày, giúp to trái, bóng trái, nặng ký, tăng năng suất và chất lượng.

g. Phòng trừ sâu bệnh hại

Trên cây mắc ca thường gặp một số sâu bệnh gây hại như bệnh thối hoa, bệnh nấm hại thân,….

Đối với bệnh thối hoa, cây chớm bị bệnh phun thuốc có hoạt chất Benomyl, Carbendazim, Thiophanate-methyl,… nếu phun chậm  thì không có tác dụng.

Bệnh nấm hại thân, khi thấy vết chảy nhựa trên thân cây thì dùng dao cạo hết phần vỏ bị thối sau đó dùng hoạt chất Metalaxyl, Mancozeb bôi lên vết thương.

Ngoài ra có thể dùng nấm VD TRICHODERMA là loại nấm đối kháng với nấm Phytophthora (nấm gây bệnh xì mủ thối gốc ) rải hoặc tưới vào đất dưới tán cây vào đầu – giữa – cuối mùa mưa, liều lượng 30-50g/cây.
Khi cây ra hoa hoặc chồi non thường bị kiến và một số loài côn trùng như bọ xít tấn công cần phun phòng định kỳ.

Bộ phận Kỹ thuật Nông nghiệp
Tổng công ty VI DAN

Liên hệ đặt hàng

remove 0385224466 phone skype email facebook zalo youtube