BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỌ TRĨ HẠI SẦU RIÊNG

Sầu riêng là một loại cây ăn trái có giá trị kinh tế được trồng phổ biến ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, những năm gần đây nhiều vườn sầu riêng gặp không ít trở ngại về tình hình sâu bệnh gây hại nghiêm trọng xảy ra. Trong đó, bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis) là một trong những loại côn trùng gây hại khiến nhiều nhà vườn gặp khó khăn.

Bọ trĩ không chỉ làm ảnh hưởng tới năng suất mà còn rất khó phòng trị vì tính kháng thuốc cao. Chính vì vậy, Bộ phận Kỹ thuật Nông nghiệp – Tổng công ty VI DAN xin giới thiệu tới quý Nhà vườn một số thông tin và biện pháp phòng trừ bọ trĩ hại trên cây sầu riêng như sau:

1. Đặc điểm hình thái, sinh học và triệu chứng gây hại của bọ trĩ:

a.  Đặc điểm hình thái, sinh học:

– Trưởng thành: Có kích thước rất nhỏ, dài khoảng 0,8 – 1mm, màu nâu đen, râu đầu dài, chiếm 1/3 thân, 2 đuôi cánh hẹp, cánh trước ở phần giữa thắt lại. Trưởng thành đẻ trứng rải rác trong mô lá.

– Trứng: Kích thước nhỏ, mới đẻ màu trắng sữa, gần nở có màu vàng nhạt.

– Ấu trùng: Cơ thể giống trưởng thành nhưng không có cánh, màu vàng cam, trên thân có nhiều lông nhỏ.

– Vòng đời:

+ Trứng: 3 – 4 ngày
+ Ấu trùng: 10 – 14 ngày
+ Trưởng thành: Có thể sống đến 3 tuần.

Ban ngày bọ trĩ hoạt động tương đối nhanh nhẹn. Khi bị khua động chúng lẫn tránh sang lá khác hoặc giả chết rơi xuống đất, chúng thường ẩn nấp trong lá non do không ưa ánh sáng trực xạ. Khi trời râm mát chúng bò ra ngoài.

Ấu trùng…

…và thành trùng của bọ trĩ hãi sầu riêng.

b.  Triệu chứng gây hại

Cả thành trùng và ấu trùng đều gây hại. Trên cây sầu riêng, chúng gây hại trên lá non và hoa. Bọ trĩ có thể gây hại trong tất cả các giai đoạn phát triển của cây sầu riêng. Bọ trĩ thường phát triển gây hại nặng trong điều kiện ấm nóng và khô.

+ Trên lá: Chúng chích hút làm cho lá chậm phát triển, lá ít xanh,có màu sáng bạc. Lá bị hại nặng có thể quăn queo.

+ Trên hoa: Chúng chích hút nhựa làm cho cánh hoa bị thâm đen, nhụy hoa chảy nhựa. Nếu bị gây hại nặng sẽ làm cho hoa rụng hàng loạt.

+ Bọ trĩ cũng tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm đen lá, trái. Mặc dù không gây chết cây nhưng cây sinh trưởng phát triển kém làm cho ra hoa đậu quả kém, trái nhỏ, chất lượng giảm.

Triệu chứng gây hại của bọ trĩ trên lá…

…và trên hoa sầu riêng.

2. Biện pháp phòng trừ bọ trĩ hại sầu riêng:

a. Biện pháp cơ học:

– Duy trì ẩm độ trong mùa khô trên 65% bằng lớp phủ xanh trên mặt đất (cỏ phủ đất), bón nhiều phân hữu cơ và tủ đất bằng chất hữu cơ trong mùa khô.

– Dùng vòi nước mạnh tưới lên cây (tránh giai đoạn cây đang nở hoa) hoặc áp dụng kỹ thuật tưới phun trên tán trong mùa khô kết hợp tưới nước cũng giúp hạn chế dịch hại.

– Tỉa bỏ những bộ phận bị hại nặng và tiêu huỷ. Tỉa cành tạo tán thông thoáng để hạn chế chỗ trú ẩn của bọ trĩ.

– Trong giai đoạn ra hoa, bổ sung những dinh dưỡng giúp bông sáng, mập và khỏe giúp tăng sức chống chịu bọ trĩ gây hại. Nhà vườn nên dùng 250ml VD BO KẼM pha 1 phuy 220 lít nước, phun ướt đều, phun trước xổ nhụy và sau xổ nhụy.

b. Biện pháp hóa học:

Bọ trĩ có tính kháng thuốc rất cao nên luân phiên các loại thuốc có hoạt chất như Spinetoram (Radiant 60SC,…) , Imidacloprid (Confidor 100SL,…), Carbosulfan (Marshal 200SC,…) phun vào lúc cây ra đọt non và ra hoa (lưu ý tránh phun vào lúc hoa đang xổ nhụy). Bọ trĩ không ưa ánh sáng trực xạ, khi trời râm mát chúng sẽ bò ra ngoài, vì vậy nhà vườn nên phun thuốc vào buổi chiều tối để đạt hiệu quả tối đa.

Kỹ sư Nguyễn Thị Mỹ Dung
Bộ phận Kỹ thuật Nông nghiệp –
Tổng công ty VI DAN

Liên hệ đặt hàng

remove 0385224466 phone skype email facebook zalo youtube