VIDAN CHĂM SÓC SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN SAU THU HOẠCH VÀ KỸ THUẬT XỬ LÝ RA HOA ĐỒNG LOẠT

Sau tỉa cành, dùng 500ml ANTI-F (hoặc Đồng Đỏ)/400 lít nước phun ướt toàn bộ thân, cành nhằm loại bỏ các mầm bệnh tồn lưu trên cây. Dưới gốc, bón vôi bột để sát khuẩn đất với liều lượng 1 – 2kg/gốc, bón rải đều quanh gốc. Kết hợp hòa 1kg TINH VÔI/200 lít nước tưới vào gốc cho 10 – 15 gốc giúp nâng pH đất nhanh chóng do sau một thời gian nuôi trái rất dài, bộ rễ đã hấp thu một lượng lớn dinh dưỡng trong đất, một phần khoáng chất bị rửa trôi và làm thay đổi cân bằng pH đất.

       * Bón phân phục hồi sau thu hoạch:

–      Bón phân hữu cơ phục hồi: Bón 20 – 30kg phân chuồng ủ hoai TRICHODERMA hoặc 7 – 10kg phân hữu cơ vi sinh kết hợp 30 – 50g TRICHODERMA.

–      Bón phân lần thứ nhất (giúp phục hồi và tạo cơi đọt 1): Dùng 1kg XÔ DÙ XANH (Dung dịch) + 500g ĐÁNG ĐỒNG TIỀN tưới cho 2 – 3 gốc. Hoặc rải gốc 700g – 1kg DAP + 300-500g ure + 200g XÔ DÙ XANH (bột).Phun qua lá: Dùng 50ml PHÂN TÍM + 250ml NHÚ ĐỌT hoặc 250ml KÉO ĐỌT SẦU RIÊNG hòa 220 lít nước phun ướt đều mặt lá sau khi tưới phân (hoặc bón phân) khoảng 5-10 ngày để kích ra đọt đồng loạt (Có thể kết hợp thêm thuốc trừ sâu đục ngọn, rầy nhảy, nhện đỏ). Khi đọt đã nhú đồng loạt dùng 500ml  BUD Strong/400 lít nước phun ướt đều giúp đi đọt khỏe, lá xanh dày. Cơi đọt 1 chuẩn bị già, dùng 300g LÂN 86/220 lít nước giúp lá già đồng loạt, lá xanh dày, dai cuống, hạn chế rụng lá khi nuôi trái sau này.

Tùy thuộc vào độ tuổi cây, độ sung của cây và điều kiện thời tiết mà cây sầu riêng sẽ cho 2 – 3 cơi đọt trước khi ra hoa. Trường hợp tuổi cây còn trẻ (<10 năm), cây sung và điều kiện thời tiết ấm, ít lạnh kết hợp tưới đủ nước, cây sầu riêng sẽ cho 3 cơi đọt. Do đó khi chăm sóc cơi đọt 2, tiến hành tưới phân (hoặc bón) và xịt kích thích ra đọt với sử liều lượng tương tự như cơi đọt 1.

–      Bón phân tạo cơi đọt cuối (cơi đọt 2 hoặc 3): Dùng 1kg XÔ DÙ XANH (Dung dịch) + 500g ĐÁNG ĐỒNG TIỀN + 500g LÂN ĐỎ tưới cho 2 – 3 gốc. Hoặc rải gốc 700g – 1kg NPK 15-15-15 + 500g DAP + 300g PHUY SIÊU XANH (bột). Phun qua lá: Dùng 100ml PHÂN TÍM + 250ml NHÚ ĐỌT hoặc 250ML KÉO ĐỌT SẦU RIÊNG hòa 220 lít nước, phun ướt đều mặt lá sau khi tưới phân (hoặc bón phân) khoảng 5-10 ngày để kích ra đọt đồng loạt (Có thể kết hợp thêm thuốc trừ sâu đục ngọn, rầy nhảy, nhện đỏ). Lưu ý, giai đoạn này rơi vào mùa khô, để cây hấp thụ phân tốt và phát triển cơi đọt 2 hoàn chỉnh cần tưới nước sau bón phân và duy trì ẩm độ đất.

* Chăm sóc sầu riêng giai đoạn ra hoa

– Đối với khu vực miền Đông-Tây Nguyên:

Khi cơi đọt cuối chuyển sang lụa, nên sử dụng phân có hàm lượng lân và kali cao nhằm giúp cây chuyển từ giai đoạn từ sinh trưởng sang sinh sản tốt hơn. Rải gốc 500g – 1kg NPK 15-15-15 + 1kg Super Lân + 300g K2SO4 + 50g LÂN 86 (hoặc 100g LÂN ĐỎ) bón cho 1 gốc. Trên lá: dùng 500g LÂN 86/220 lít nước (quậy đều không để lắng) phun ướt đều mặt lá giúp lá mau thuần thục, phun lại lần 2cách 5 – 7 ngày giúp tạo mầm hoa nhiều. Lưu ý rằng cần tưới nước đủ ẩm trong giai đoạn sau bón phân đến 7 – 10 ngày để cây hấp thụ dinh dưỡng tốt, sau đó ngưng tưới nước hoàn toàn, tạo khô hạn để cây phân hóa mầm hoa hiệu quả.

-Đối với khu vực miền Tây:

Khi lá cơi đọt cuối trở nên lụa: Dùng 700g-1kg Super Lân + 300g K2SO4 + 100g LÂN 86 bón cho 1 gốc nhằm giúp cây chuyển giai đoạn từ sinh trưởng sang sinh sản tốt hơn. Tưới nước đủ ẩm để cây hấp thụ dinh dưỡng tốt. Trên lá: dùng 500ml VD_LÂN ĐỎ 10-70-10/220 lít nước phun ướt đều mặt lá giúp lá nhanh già. Khi lá già, tiến hành tháo nước trong mương và đậy mủ. Khoảng 5 ngày sau, dùng 1kg VD_PACLO SPEED 20/220 lít nước phun qua lá. Sau khi phun paclobutrazol khoảng 7 – 10 ngày, dùng 500g VD_LÂN 86 + 500g VD_KALI ĐEN/220 lít nước phun qua lá giúp tạo mầm hoa nhiều (nếu thời tiết bất lợi có thể phun tạo mầm thêm 1 lần cách 5-7 ngày).Sau khi phun paclobutrazol khoảng 20 – 25 ngày, mắt cua (mụn hoa) bắt đầu xuất hiện ở mặt dưới dạ cành cấp I, II

– Khi mắt cua (mụn hoa) bắt đầu xuất hiện ở mặt dưới dạ cành cấp I, II, nếu mắt cua tối thì dùng 250ml RƯỚC BÔNG SẦU RIÊNG + hoặc 250 ml DƯỠNG BÔNG SẦU RIÊNG hòa 220 lít nước phun ướt các cành mang hoa nhằm đánh thức và thúc hoa ra nhanh. Khi hoa nhú ra khoảng 2-3cm đều trên nhánh thì tưới nước từ từ nhằm tránh gây sốc nước làm cây bị rụng hoa.Dùng 200ml AMINO phun qua lá giúp nuôi hoa khỏe, cuống hoa mập hơn.

–    Trong trường hợp muốn khống chế ra đọt non trong giai đoạn nuôi trái, cần thúc ra đọt trùng với thời điểm cây ra bông, để khi hoa nở thì đọt già. Do đó, khi hoa sầu riêng nhú khoảng 2-3cm đều trên nhánh, kết hợp tưới nước với bón phân với liều lượng 100g Ca(NO3)2 + 100g DAP + 200g XÔ DÙ XANH (bột) + 30g ĐỒNG TIỀN VÀNG. Trên lá: sử dụng 50ml PHÂN TÍM + 200ml AMINO hòa 220 lít nước phun ướt đều mặt lá để hỗ trợ ra đọt tốt hơn.

–  Bón phân nuôi hoa: sử dụng 300g NPK 15-15-15 + 100g PHUY SIÊU XANH (bột) giúp cho hoa khoẻ, đậu trái tốt, hạn chế rụng hoa.

– Tăng đậu trái, chống rụng trái non: Sử dụng 250ml BO (hoặc 250ml BO KẼM) + 200ml AMINO (kết hợp Antracol hoặc Mancozeb)+ 250ml DƯỠNG BÔNG SẦU RIÊNG vào 220 lít nước, phun ướt đều hai mặt lá, phun định kỳ vào giai đoạn khi hoa dài 4 – 5cm, trước khi hoa nở và sau khi xổ nhụy giúp lớn cuống, dai cuống, chống rụng hoa và trái non. Lưu ý trong giai đoạn này bọ trĩ phát triển mạnh, chích hút gây hại làm rụng bông nên kết hợp thuốc trừ bọ trĩ hiệu quả. Khi hoa nở, cần tiến hành thụ phấn bổ sung vào ban đêm từ 19 – 22h để giúp trái tròn và đều múi hơn.

– Khống chế đọt non: Sau khi đậu trái, việc bón phân nuôi trái sẽ làm cho cây dễ bắn đọt non, do đó cần dằn đọt trước khi đọt phát triển thành lá. Thời điểm dằn đọt tốt nhất là khi đọt sầu riêng vừa “hở mỏ chim”: dùng 500g LÂN 86 + 250ml AMINO hòa 220 lít nước (quậy đều để không lắng) hoặc 500g CHẶN ĐỌT SẦU RIÊNG + 500g KALI ĐEN/220 lít nước hoặc 3kg MKP+ 1kg CHẶN ĐỌT/ 220 lít , phun lại lần 2 sau 5 – 6 ngày, vừa giúp dằn đọt, vừa giúp bộ lá xanh dày.

KÍNH CHÚC QUÝ NHÀ VƯỜN THÀNH CÔNG

Bộ phận Kỹ thuật nông nghiệp Vidan

Liên hệ đặt hàng

remove 0385224466 phone skype email facebook zalo youtube