VIDAN BIỆN PHÁP HẠN CHẾ “RỤNG TRÁI CAM”

Rụng trái non do 3 nguyên nhân chủ yếu là mất cân đối dinh dưỡng; thời tiết không thích hợp hoặc thay đổi đột ngột và do sâu bệnh hại.

* Mất cân đối về dinh dưỡng

–      Sau một thời gian dài tập trung dinh dưỡng để nuôi trái, cây cam bị kiệt sức. Do vậy, khi cây ra hoa và đậu trái, cây không đủ dinh dưỡng để nuôi toàn bộ lượng trái dẫn đến tình trạng rụng trái để giúp cây đủ sức nuôi số lượng trái còn lại trên cây.

–      Một số nhà vườn cho rằng khi cây ra hoa cần nhiều dinh dưỡng để nuôi hoa, nên bón phân NPK với lượng lớn làm cho cây bị sốc dinh dưỡng dễ dẫn đến rụng hoa và trái non hàng loạt.

* Điều kiện thời tiết không thích hợp: Nhiệt độ cao (> 35oC), sự khô hạn (ẩm độ đất dưới 40%) kéo dài, thời tiết lạnh giá, thay đổi đột ngột hoặc mưa gió lớn làm tăng tỷ lệ rụng trái non. Đối với nguyên nhân này, biện pháp hạn chế rất khó khăn, chủ yếu áp dụng theo kinh nghiệm thực tế ở từng địa phương.

* Sâu bệnh hại: Nhện đỏ, bọ trĩ chích hút làm hoa phát triển không bình thường, khô bông và rụng trái non; bệnh ghẻ, loét làm trái phát triển không cân đối, làm nứt trái và gây rụng; nấm gây hại bộ rễ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Biện pháp khắc phục

–      Bón phân phục hồi sau thu hoạch:

+   Sau thu hoạch, bón vôi giúp nâng pH đất và sát khuẩn đất, tiêu diệt một số nấm gây hại bộ rễ cây. Bổ sung phân chuồng hoai mục ủ NẤM TRICHODERMA để cải thiện lý tính của đất, giúp đất tơi xốp và tái sinh bộ rễ nhanh chóng.

+   Phân NPK: Hòa 1 XÔ NPK 20-20-15 + 4kg ĐÁNG ĐỒNG TIỀN tưới cho 350-400 gốc cam, cung cấp dinh dưỡng đa lượng dễ tiêu giúp cây phục hồi bộ khung tán cành lá, tưới gốc định kỳ thúc mỗi cơi đọt.

+   Phun qua lá: Dùng 250ml AMINO + 250g MAGIÊ – KẼM pha 220 lít nước giúp bộ lá sum suê, xanh dày lá, khắc phục triệu chứng vàng bạc lá do thiếu magie và kẽm.

–      Bón thúc giai đoạn nuôi hoa và đậu trái:

+   Tưới gốc: Hòa 2kg Can DÙ XANH + 1kg ĐỒNG TIỀN VÀNG hòa nước cho 40 – 50 gốc vào giai đoạn tưới nước mồi kích ra hoa có tác dụng kích ra rễ, phục hồi rễ sau giai đoạn ức chế sinh trưởng, cung cấp 1 lượng dinh dưỡng vừa đủ để cây đủ sức kéo hoa và nuôi hoa. Trong trường hợp có sử dụng Paclobutrazol để xử lý ra hoa nghịch vụ, nên kết hợp 1kg DÙ XANH RONG BIỂN tưới gốc khi kích ra hoa, khi đậu trái non để giúp giải độc cho cây.

+   Trong giai đoạn này cần bổ sung thêm dưỡng chất qua lá để tránh cây bị sốc dinh dưỡng. Ngoài ra, bổ sung khoáng trung vi lượng, đặc biệt là Bo, Zn, Ca để giúp sáng hoa, tăng sức sống hạt phấn và ức chế hình thành tầng rời cuống hoa, cuống trái non. Hoặc có thể sử dụng sản phẩm chứa NAA thúc tăng đậu trái. Trước khi hoa nở: Dùng 250ml BO (hoặc BO KẼM) + 250ml AMI.NO1/220 lít nước phun ướt đều lá và nụ hoa, phun 2 lần cách nhau 5 – 7 ngày. Sau khi xổ nhụy, tượng trái non: Dùng 250ml CANXI BO + 250ml AMI.NO1/ 220 lít nước phun giúp cuống trái dai chắc, chống rụng.

+   Giai đoạn 3 – 4 tuần sau khi đậu trái, trường hợp cây thiếu dinh dưỡng sẽ bị rụng sinh lý. Do vậy, cung cấp dinh dưỡng vào giai đoạn này chú trọng phân đạm và kali. Trên tán lá, dùng 250ml Super AMINO + 250g KALI BO phun qua lá giúp hạn chế rụng trái sinh lý.

– Theo dõi và quan sát nhện đỏ, bọ trĩ và rầy rệp gây hại, giai đoạn ra hoa đậu trái rất nhạy cảm đối với các loại thuốc trừ sâu. Khi phát hiện các loại côn trùng gây hại xuất hiện, nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học có hoạt chất sinh học như Abamectin, Emamectin benzoate để phun trị.

–  Phòng bệnh: Dùng 500ml ĐỒNG ĐỎ/400 lít nước phun qua lá phòng bệnh ghẻ và loét, phun khi trái non bằng đầu ngón tay. Giai đoạn mưa nhiều nên phun phòng định kỳ 4 – 5 ngày/lần. Lưu ý không nên sử dụng các loại thuốc bệnh có hoạt chất nóng dễ gây rụng bông và trái non.

– Giữ đất đủ ẩm (60 – 70 %); thoát nước nhanh trong khi gặp mưa lớn trong giai đoạn ra hoa & đậu trái.

KÍNH CHÚC QUÝ NHÀ VƯỜN THÀNH CÔNG

Bộ phận kỹ thuật nông nghiệp Vidan

Liên hệ đặt hàng

remove 0385224466 phone skype email facebook zalo youtube