pH – YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH HẤP THU DINH DƯỠNG CÂY TRỒNG

Để tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh thì môi trường đất đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Trong đó pH trong đất là thang đo quan trọng, giúp xác định được hiện trạng trong đất có phù hợp với cây trồng hay chưa và khả năng hòa tan các chất đa, trung, vi lượng trong đất.

Việc kiểm tra pH đất là điều cần thiết và cần làm thường xuyên. pH đất trồng không chỉ tác động đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng mà còn là 1 yếu tố tác động đến khả năng phát sinh, phát triển các dịch bệnh trên cây trồng.

    1. pH là gì?

pH là nồng đọ ion H+ trong dung dịch đất, một chỉ số có thang đo từ 1 đến 14. Phản ánh tính chất kiềm hay acid của một môi trường nào đó.

Trên thực tế, các loại đất chủ yếu có độ pH từ 5.0 đến 8.0, tùy theo loại cây trồng mà ta phải điều chỉnh cho phù hợp. Các loại đất có độ pH nằm ngoài khoảng từ 5.0 đến 8.0 thì thường không phù hợp để trồng trọt.

Tại sao cần đo pH của đất?

pH đất phù hợp là điều cần thiết để đảm bảo tối ưu cho cây trồng phát triển cũng như năng suất của mùa vụ, vì nó hỗ trợ sự hấp thụ chất dinh dưỡng cho cây. Kiểm tra pH đất giúp đất trồng luôn ở ngưỡng phù hợp nhất là 5,5 – 6,5.

Tùy theo chỉ số pH mà khả năng hấp thụ của từng loại dinh dưỡng là khác nhau. Đối với các chỉ số pH trung tính (5.5-7.0) hấp thu dinh dưỡng tốt nhất. Đối với đất có chỉ số pH thấp (4.0 -5.0) và (7.5-9.0) sẽ hạn chế sự hấp thu của một số loại dinh dưỡng.

Do đó, chỉ số pH sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số loại dinh dưỡng hữu dụng trong đất đối với cây trồng trong quá trình canh tác.

Nếu chúng ta nhìn vào độ pH của đất không chỉ ảnh hưởng đến các dinh dưỡng dưỡng vi lượng mà còn ảnh hưởng trực tiếp các dinh dưỡng đa lượng cung cấp cho cây trồng.

    1. Phân loại đất thông qua độ pH?

pH = 7 : Đất trung tính, không kiềm không acid, phù hợp với nhiều loại cây trồng

pH > 7 : Đất kiềm, cần cải tạo bằng cách bón các chất gây acid hóa như lưu huỳnh, sắt sunphat,…

pH < 7 : Đất chua, phương pháp cải tạo chủ yếu là bón vôi bột để điều chỉnh

  • Giá trị pH từ 3.0 – 6.4 (đất axit)

Các nguyên nhân làm chua đất:

+ Quá trình canh tác liên tục, đất bị nén chặt, mất dần khả năng giữa các ion trong keo đất.

+ Đất bị xói mòn, thoái hóa theo thời gian.

+ Quá trình phát triển cây đã hút đi các ion cần thiết.

+ Các trận mưa acid cũng là một nguyên nhân làm cho đất bị chua.

+ Sử dụng phân hoá học mất cân đối.

+ Không bổ sung chất hữu cơ.

Đặc điểm:

+ Loại đất có tính axit cao (đất rất chua)

+ Hàm lượng nhôm (Al), sắt (Fe) và mangan (Mn) hòa tan cao, gây độc cho cây. Lượng ion nhôm cao khiến rễ ngộ độc, bị bó chùn lại không phát triển, không lấy được nước và dinh dưỡng.

Liên hệ đặt hàng

remove 0385224466 phone skype email facebook zalo youtube