NÊN SỬ DỤNG PHÂN BÓN ĐẠM CÁ CHO CÂY TRỒNG KHÔNG?

Phân bón đạm cá không chỉ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cây trồng mà còn cải thiện cấu trúc đất, tăng cường vi sinh vật có lợi trong đất, và giúp cây trồng chống stress môi trường.
          1. Phân bón đạm cá là gì ?
          Phân bón đạm cá là phân bón được sản xuất từ cá tươi như: đầu cá, ngũ tạng, xương cá, vây cá,… và được ủ lên men tạo thành phân bón, thường có dạng lỏng, nên còn gọi là dịch đạm cá.
          Phân đạm cá chứa rất nhiều axit amin, đạm, khoáng chất, lân, kali và các loại vitamin,… Tuy nhiên để có thể sử dụng cho cây trồng, đạm cá cần trải qua quá trình chế biến để tạo thành các hợp chất dễ tiêu giúp cây dễ dàng hấp thụ. Loại phân này cung cấp gần như đầy đủ dưỡng chất cho cây trồng.
         2. Thành phần dinh dưỡng của đạm cá
         Hầu hết các loại phân bón đạm cá đều có tỷ lệ NPK tương ứng khoảng 4:1:1. Đạm phân cá chủ yếu ở dạng axit amin, trong đó có đến 17 loại axit amin thiết yếu cho cây, vi sinh vật có lợi cho đất, vitamin A, vitamin D, vitamin nhóm B và đạm hữu cơ cao.
         Vì thành phần chính của phân đạm cá là các chất hữu cơ nên còn được gọi là phân đạm cá hữu cơ. Bên cạnh đó, chế phẩm đạm cá còn chứa các nguyên tố trung – vi lượng như: Canxi, Sắt, Magie, Mangan…
         3. Tác dụng của phân đạm cá
         a. Đạm cá cung cấp dinh dưỡng cho cây
         Phân đạm cá chứa dinh dưỡng đa dạng từ đa lượng, trung vi lượng. Đây là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Bên cạnh đó, lượng khoáng chất, vitamin trong phân cá còn giúp cây tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ rễ phát triển mạnh.
         Ưu điểm của phân đạm cá là cung cấp đầy đủ trung vi lượng so với phân đơn.
        b. Đạm cá kích thích quá trình ra hoa, đậu trái diễn ra nhanh hơn
        Thành phần dinh dưỡng của đạm cá chủ yếu ở dạng các axit amin. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng axit amin (ví dụ proline, tyrosine) có khả năng thúc đẩy quá trình thụ phấn, kéo dài thời gian sống của hạt phấn, tăng khả năng đậu trái, hạn chế tình trạng hư trái, rụng trái. Đặc biệt là những loại cây trồng tự thụ phấn như: tiêu, cà phê, ca cao.
        Vì vậy, trong giai đoạn ra hoa đậu trái, người nông dân nên bổ sung đạm cá để đạt năng suất cao.
       c. Đạm cá giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, tiết kiệm chi phí canh tác
       Trong quá trình lên men phân cá, dinh dưỡng đạm trong cá được phân giải thành các axit amin, giúp cây hấp thu nhanh chóng mà không cần trải qua quá trình chuyển hóa trong đất. Đây là ưu điểm của phân đạm cá vì rất thích hợp để bón thúc hay khi rễ cây bị tổn thương, khó tiếp nhận các chất dinh dưỡng.
       Các axit amin trong phân cá liên kết với các kim loại: Mangan, Kẽm, Sắt,… Điều này giúp dinh dưỡng được hấp thu một cách tốt nhất và hạn chế bị thất thoát. Đồng thời, việc này còn làm rút ngắn quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng từ rễ lên các cơ quan của cây.
       Điều nổi bật nhất về thành phần dinh dưỡng của đạm cá so với các phân bón khác là các axit amin. Vì dinh dưỡng từ phân cá được cây sử dụng nhanh và dễ dàng nên nông dân có thể bón phân qua lá giúp tăng khả năng hấp thu. Nhờ đặc tính hấp thu nhanh mà phân đạm cá không bị bay hơi, giúp tiết kiệm chi phí và hiệu quả sản xuất.
      d. Phân bón hữu cơ đạm cá tăng cường đề kháng cho cây
      Các axit amin như lysine, proline và serine tăng sự phát triển của cây trồng và khả năng chống chịu stress. Proline là một axit amin quan trọng và bảo vệ cây khỏi các stress phi sinh học như nhiễm mặn, hạn hán và giá rét.
      Lưu huỳnh (S) là một trong các thành phần của axit amin trong đạm cá. Dinh dưỡng lưu huỳnh giúp tăng rõ rệt khả năng kháng bệnh của cây trồng đối với một số loại nấm bệnh. Cung cấp Axit amin cho cây cũng có tác dụng làm giảm tác động của ấu trùng và trứng tuyến trùng so với đối chứng.
      Chế phẩm đạm cá chứa axit amin (như cysteine, taurine) giúp cây giải độc với một số loại hóa chất, hạn chế tác hại của phân vô cơ và thuốc BVTV, giúp cây tạo diệp lục tố.
     e. Phân đạm cá giúp cải thiện cấu trúc đất
     Phân đạm cá còn giúp cải thiện hệ vi sinh vật đất giúp đất tơi xốp, giảm thoái hóa, bạc màu, từ đó tăng khả năng giữ nước, giữ ẩm cho đất. Axit amin cysteine cải thiện sự viêm nhiễm, tái tạo cây trồng già nua và cây kém phát triển.
     Tăng số lượng lớn giun đất, làm tơi xốp đất, giúp cải thiện hệ sinh thái đất, đất đai màu mỡ hơn. Cùng với đó, sản phẩm này còn làm cho các nguyên tố dinh dưỡng khó sử dụng trong đất thành dạng sử dụng được (có sẵn), tăng độ phì nhiêu của đất.
     Ngoài ra, phân đạm cá còn chứa một lượng lớn axit hữu cơ, có tác dụng trong việc điều chỉnh độ pH của đất.

Ảnh: Phân đạm cá giúp cho cải tạo đất, tươi xốp đất

          4. Tác dụng đạm cá cho từng cây trồng
          a. Tác dụng của đạm cá đối với hoa hồng, cây hoa cảnh
          Đạm cá giúp cây hoa mau lớn, thúc đẩy quá trình tạo hoa, giúp hoa to, đậm màu. Hoa hồng và phong lan là hai loại hoa đặc biệt ưa chuộng đạm cá. Ngoài ra, các loại cây cảnh khác cũng hoàn toàn có thể sử dụng phân bón này. Đạm cá được đánh giá là sản phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất nhất cho cây cảnh.
          Nhờ việc bón phân đạm cá cho hoa hồng mà cây xuất hiện nhiều mầm, ngọn mới, đặc biệt sau những dịp cây yếu do côn trùng, bệnh tấn công. Khi dùng phân bón lá đạm cá 3 lần, ngay lập tức toàn bộ vườn phục hồi nhanh chóng sau khi cây vừa trải qua một đợt tấn công của côn trùng (như bọ trĩ).
         b. Tác dụng của đạm cá đối với cây lương thực, công nghiệp
         Các loại cây trồng trên diện tích canh tác lớn rất ưa chuộng đạm cá nhờ sự an toàn, hiệu quả và giá thành hợp lý. Đạm cá cũng giúp cây thích ứng tốt với đất bạc màu, đất ngộ độc do phân bón hóa học. Ở lúa, hàm lượng axit amin phù hợp có thể thúc đẩy sự phát triển chồi và hình thành chồi của lúa.
         Glycine giúp cây tổng hợp các axit amin khác. Chất này có thể giúp cân bằng sinh trưởng trong cây trồng. Phenylalanine là tiền chất cấu tạo nên lignine (thành phần của gỗ), rất thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm. Axit aspartic giúp chuyển hóa tinh bột thành năng lượng cho cây trồng. Ngoài ra nó còn giúp tăng cường sức đề kháng và hạn chế lượng độc tố trong cây.
         c. Tác dụng của đạm cá cho sầu riêng, cây ăn trái
         Đạm cá rất tốt cho quá trình đậu trái và tăng chất lượng trái của cây. Tính an toàn của đạm cá cũng là một trong những lý do đạm cá được nhiều nhà vườn lựa chọn. Đặc biệt, trên cây ăn trái, bón đạm cá cũng giúp giảm tình trạng sần trái, rụng trái từ đó tăng năng suất cây trồng.
         Lysine có lợi cho thân cây và các mô liên kết và giúp phát triển các cành, thân. Sự phân phối axit amin từ rễ đến chồi được tăng lên giúp sinh khối chồi và số lượng quả và hạt tăng lên. Cuối cùng, năng suất hạt trên mỗi cây có thể được nâng cao. Hơn nữa, tổng lượng protein hạt trên mỗi cây cũng được nâng cao.
         d. Tác dụng của đạm cá cho cây rau màu
         Rau các loại có vòng đời sinh trưởng ngắn nên các loại rau cần lượng dinh dưỡng lớn trong thời gian ngắn. Cây trồng hấp thụ phân vô cơ nhanh nên dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc phân bón, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Việc sử dụng đạm cá giúp cây không chỉ dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng nhanh chóng mà cũng giúp cây tăng đề kháng chống chịu sâu bệnh.
         Phân hữu cơ đạm cá còn tăng chất lượng của rau màu. Hàm lượng các chất có tính axit trong quả là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng quả cà chua. Khi quả chín, các axit amin có tính axit như aspartate và glutamate tạo nên vị của cà chua và tỷ lệ các axit amin này rất quan trọng. Khi tỉ lệ glutamate và aspartate là 4:1, cà chua có vị “giống cà chua” nhất.
         5. Các dạng phân đạm cá hiện nay
         a. Phân cá dạng viên
         Đặc điểm sử dụng
                + Thời gian sử dụng lâu dài
                + Bảo quản dễ dàng, ít xuất hiện mùi hôi
                + Phù hợp sử dụng cho mọi loại cây trồng: cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, củ, các loại hoa, cây cảnh,…
         Cách sử dụng
                + Bón lót (trước khi trồng) hoặc bón thúc bất kỳ lúc nào cho tất cả các loại hoa, cây kiểng, rau, quả, cây ăn trái.
                + Sau khi bón, xới cho phân trộn đều vào đất.
         b. Phân cá dạng nước (dịch đạm cá)
         Đặc điểm sử dụng
                + Thường ở dạng đạm cá cô đặc
                + Được cây trồng hấp thu nhanh chóng
                + Sử dụng dễ dàng bằng cách pha loãng với nước và phun qua lá hoặc tưới gốc
                + Dễ dàng kết hợp với loại phân bón lá khác (dịch đạm cá đóng vai trò như chất xúc tác quá trình hấp thụ dinh dưỡng nhanh chóng hơn). Cung cấp phân bón lá đạm cá sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sẽ giảm đi chất độc hại, đồng thời tăng hiệu quả trừ sâu bệnh.
         Cách sử dụng
                + Phun phân đạm cá trong thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
                + Thời điểm phun tốt nhất là vào buổi sáng và chiều mát.
                + Phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Không phun trực tiếp khi đã có hoa.
         6. Một số nhược điểm của phân bón đạm cá
         Quá trình ủ không đúng cách hoặc bảo quản không tốt có thể làm mùi hôi nặng hơn. Nếu không được ủ đúng cách, phân cá có thể chứa các vi khuẩn gây hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của cây trồng và con người. Sử dụng quá lạm dụng cũng có thể gây hại cho cây trồng đặc biệt tình trạng thối rễ, nứt thân và nứt thân xì mủ….cần sử dụng hợp lý. VIDAN giới thiệu đến bà con sản phẩm Hữu cơ cá chuồn được lên mem từ nước cốt cá theo công nghệ Microcarbon giúp cây hấp thu nhanh, tiết kiệm chi phí. KHÔNG GÂY MẶN ĐẤT, KHÔNG CHỨA MẦM BỆNH

 

Liên hệ đặt hàng

remove 0385224466 phone skype email facebook zalo youtube