HIỆN TƯỢNG CHÁY LÁ Ở SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN NUÔI BÔNG, NUÔI TRÁI. NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?

Hiện tượng cháy lá trên sầu riêng là tình trạng thường xuyên gặp phải ở các nhà vườn, đặc biệt là trong giai đoạn nuôi trái. Vì vậy, quý nhà vườn cần lưu ý các giải pháp phòng trừ hiệu quả ở giai đoạn này để tránh cây bị mất sức trong vụ tiếp theo.

Cháy lá sầu riêng gây hại rất lớn đến sức khoẻ cây cũng như khả năng chống chọi của cây sầu riêng trước các loại nấm bệnh, côn trùng chích hút và các điều kiện bất lợi từ môi trường. Đối với sầu riêng, lá là bộ phận tổng hợp cũng như là tích lũy dinh dưỡng bên trong cây. Khi lá bị tổn thương, quá trình quang hợp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, kéo theo hàng loạt tác động xấu đến sự trao đổi chất dinh dưỡng và nước bên trong cây.

Đặc biệt, sầu riêng còn là loại cây kết trái ở trên cành nên bộ lá đóng vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng và sản lượng sầu riêng thu hoạch trong mùa. Vì vậy, bà con cần mau chóng xác định nguyên nhân cháy lá sầu riêng và chọn cách điều trị hiệu quả, nhất là trong giai đoạn cây sinh sản, làm bông, nuôi trái.

Biểu hiện thường thấy nhất của hiện tượng cháy lá sầu riêng là những lá già xuất hiện phần khô ở đuôi lá, đến giai đoạn nuôi trái thì phân khô lan rộng đến hơn nửa lá. Ở những cây bị nặng có thể cháy hết cả lá và rụng do không còn khả năng quang hợp.

Khi tình trạng cháy lá kéo dài dẫn tới phần ngọn cành trơ chụi, thân cành còi cọc, hoa và trái rụng nhiều, cây phát triển kém. Nhiều nhà vườn trồng sầu riêng hoang mang khi gặp phải hiện tượng này, do chưa tìm được biện pháp khắc phục phù hợp.

Nguyên nhân cháy lá sầu riêng giai đoạn làm bông, nuôi trái?

Cháy lá sầu riêng khi mang bông, mang trái

Hiện tượng cháy lá sầu riêng còn xảy ra khi cây đang trong giai đoạn tập trung chất dinh dưỡng để nuôi bông, nuôi trái. Khiến cho sức đề kháng của cây trong giai đoạn kém, không đủ khả năng chống chọi lại với bệnh tật. Vì vậy, cây dễ dàng bị các tác nhân bên ngoài như nắng nóng, sương muối, thán thư, côn trùng chích hút… tấn công và làm hại, khiến cây còi cọc, xơ xác dẫn đến hiện tượng cháy lá.   

Cháy lá sầu riêng do thiếu nước

Trong điều kiện đất khô hạn, độ ẩm không khí thấp làm cho cây sầu riêng không hút được nước, cây kiệt quệ và gây nên tình trạng cháy lá. Vết cháy xuất hiện bắt đầu trên chóp lá sau đó lan rộng vào bên trong lá, hiện tượng này xuất hiện trên cả lá non và lá già.

Cháy lá sầu riêng do đất bị nhiễm độc, thoái hóa

Hiện tượng cháy lá sầu riêng thường dễ thấy ở các vườn cây sử dụng phân vô cơ quá nhiều, thuốc bảo vệ thực vật hoặc đối với các nhà vườn dùng Paclobutrazol để xử lý ra hoa. Việc lạm dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp khiến pH đất suy giảm gây chua đất, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm bệnh gây hại phát triển mạnh, khiến bộ rễ không phát triển được thậm chí bị tổn hại gây nên hiện tượng cháy lá. Đặc biệt là khi cây đang trong giai đoạn tập trung dinh dưỡng cho cây ra hoa và nuôi quả.

Cháy lá do bộ rễ bị tổn thương

Trong giai đoạn tăng chất lượng trái, bà con nông thường sử dụng phân Kali để thúc trái, điều này gây cháy hệ thống lông hút của cây sầu riêng, khiến cho cây hấp thụ dinh dưỡng kém, làm lá bị cháy và rụng hàng loạt ở giai đoạn thu hoạch.

Cháy lá do nấm bệnh tấn công

Nấm bệnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây cháy lá trên cây sầu riêng. Hai loại nấm bệnh gây cháy lá phổ biến trên cây sầu riêng là nấm Rhizoctonia solani và nấm Colletotrichum zibethinum, thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa với ẩm độ cao. Hai loại nấm này gây ra tình trạng lá sầu riêng bị cháy, chuyển sang màu nâu và rụng sớm. Chúng còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, khiến bệnh cháy lá sầu riêng phát triển mạnh và nhanh chóng lây lan khắp cả khu vườn.

Ngoài ra, bà con nông dân cũng cần chú ý đến các đối tượng như tuyến trùng và bệnh vàng lá thối rễ sầu riêng do nấm Phytophthora là tác nhân chính gây ra. Đây là những yếu tố gây hại trực tiếp đến bộ rễ, đặc biệt là trong giai đoạn nuôi trái vì đây là thời điểm sức đề kháng cây suy yếu. Vì vậy, bà con cần theo dõi và phòng trừ khi có các biểu hiện bị bệnh tấn công.

Tác hại của hiện tượng cháy lá trên cây giai đoạn nuôi trái

Cháy lá sầu riêng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng trên cây, gây suy giảm nặng nề năng suất trái, thiệt hại kinh tế người nông dân.

  • Giảm khả năng quang hợp: Diện tích bề mặt của lá bị giảm, làm giảm khả năng quang hợp của cây. Cây không thể sản xuất đủ năng lượng để duy trì sự sinh trưởng và phát triển bình thường.
  • Kìm hãm sự phát triển của cây: Cây sầu riêng không thể phát triển mạnh, cây chậm lớn, kém phát triển và giảm năng suất.
  • Ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trái: Khi bệnh cháy lá phát triển nghiêm trọng, cây sẽ không thể nuôi và cung cấp đủ dinh dưỡng cho trái. Điều này dẫn đến trái nhỏ, suy giảm năng suất.
  • Tạo cơ hội cho sâu bệnh tấn công: Các vết cháy trên lá tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển và xâm nhập. Điều này làm tăng nguy cơ cây bị nhiễm các bệnh khác, khiến tình trạng cây càng trở nên xấu đi.
  • Giảm sức đề kháng của cây: Cây thiếu lá, không có khả năng chống lại các tác nhân gây hại khác như: thời tiết bất lợi, thiếu dinh dưỡng hay sự tấn công của sâu bệnh. Quá trình phục hồi sau thu hoạch mất nhiều công sức hơn, cũng như tốc độ hồi phục của cây cũng chậm hơn.

Biện pháp phòng trừ, khắc phục hiện tượng cháy lá sầu riêng

  • Bổ sung phân bón lá có đầy đủ các nguyên tố trung vi lượng cho cây giai đoạn giúp cây tăng cường sức đề kháng và hấp thu tốt dinh dưỡng.
  • Bổ sung phân hữu cơ cho cây trong giai đoạn nuôi hoa và trái để tái tạo bộ rễ, cũng như nâng cao độ phì nhiêu cho đất, cho hệ rễ cây được phát triển khỏe mạnh.
  • Bón vôi để nâng cao giá trị pH sau mỗi vụ thu hoạch để cải tạo đất, cung cấp Canxi cho cây.
  • Không để vườn cây quá khô hoặc có ẩm độ thấp, lượng nước tưới vừa phải không quá nhiều cũng không quá ít trong giai đoạn nuôi trái.
  • Vệ sinh, tiêu hủy các mầm bệnh trong vườn. Thường xuyên theo dõi và phun thuốc phòng bệnh định kỳ cho cây.

Phân hữu cơ Master Green – Hiệu quả cho đất, sức bật cho cây

Giải pháp cải tạo bộ rễ, ngăn chặn tình trạng cháy lá, rụng lá

Phân hữu cơ Master Green cung cấp hữu cơ cho đất giúp phát triển xanh tốt, nâng cao năng suất trong thời kỳ thu hoạch. Hàm lượng hữu cơ giúp cải tạo môi trường đất giảm bệnh tật, tăng tuổi thọ cho cây. Đất tơi xốp, là ngôi nhà cho Trichoderma sinh sống, đem lại sức sống mãnh liệt cho cây trồng.

Bổ sung phân hữu cơ Master Green cho cây trong giai đoạn nuôi hoa, nuôi trái giúp tái tạo bộ rễ, đất tơi xốp giúp rễ tơ phát triển khỏe mạnh cung cấp dinh dưỡng cho cây một cách hiệu quả, giảm thiểu tình trạng cháy lá, đổ lá hàng loạt giai đoạn thu hoạch.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên của VIDAN sẽ giúp bà con phần nào hiểu thêm về hiện tượng cháy ra trên cây sầu riêng để có biện pháp phòng trừ hiệu quả cho vụ mùa tới!

Liên hệ đặt hàng

remove 0385224466 phone skype email facebook zalo youtube