BIỆN PHÁP CẢI TẠO ĐẤT TRONG CANH TÁC CÂY CÓ MÚI Ở ĐBSCL

Hiện nay, diện tích cây có múi ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khoảng 40.000 hecta (ha), chiếm 60% tổng diện tích cây có múi trong cả nước, là loại cây ăn trái có diện tích lớn nhất ở ĐBSCL. Phần lớn đất canh tác của khu vực là đất phèn chua, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng, giảm mật số vi sinh vật có ích, tạo điều kiện cho các chủng nấm gây hại như Fusarium spp, Phytophthora spp, Pythium spp, Sclerotium spp… tấn công, gây ra hiện tượng vàng lá thối rễ (Lê Thị Thu Hồng và cs, 2002).

Tuy vậy, cây có múi có thị trường tiêu thụ ổn định, giá trị xuất khẩu cao nên nhiều nhà vườn vẫn tiếp tục duy trì và phát triển với chủng loại đa dạng như: quýt tiều Lai Vung, cam sành Tam Bình, bưởi Năm Roi Bình Minh, bưởi da xanh Bến Tre…

Giới hạn trong bài viết này, chúng tôi xin đưa ra nhận định chung về việc nâng cao hàm lượng chất hữu cơ trong đất, nhằm canh tác bền vững cây có múi (Citrus) khu vực ĐBSCL.

1/ Ảnh hưởng của đất nhiễm phèn trên canh tác cây có múi (Citrus)

Theo Winkler (1968) về sinh thái và môi trường: Đất được xem như một vật thể sống, trong đất có chứa nhiều sinh vật như vi khuẩn, nấm, tảo, côn trùng… tác động đến hệ động – thực vật bậc cao. Đất có tính “sống”, có quá trình phát sinh, phát triển, thoái hóa và già cỗi, là tài nguyên tái tạo và vô cùng quý giá.

Ở ĐBSCL, đất phèn là nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất (1.600.263 ha) và phức tạp nhất, phân bố chủ yếu ở các vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau. Phèn được sinh ra do nguyên nhân oxy hóa phèn tiềm tàng (FeS) tại chỗ để tạo thành acid H2SO4 hay cũng có thể do nước phèn từ nơi khác gây nhiễm đến.

Đất phèn chứa lượng độc chất Al3+, Fe2+, SO42- rất cao, pH môi trường xuống thấp, khả năng trao đổi ion khoáng và tính đệm của môi trường bị phá vỡ… giảm sự hữu hiệu của các nguyên tố khoáng đối với cây trồng, giảm sinh trưởng của hệ rễ.

Ở thời kỳ đầu, độ màu mỡ cao, pHKCl 4,5 – 5,5; pH nước 6,0 – 6,5 sau khoảng 2 – 3 chu kỳ trồng, pHKCl còn 4,0 – 4,2; pH nước giảm xuống 3,4 – 3,7 (phản ánh hàm lượng Al3+ trao đổi cao, gây độc cho cây trồng).

Điều kiện đất và nước đặc trưng ở vùng ĐBSCL giữ vai trò quan trọng đối với bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi. Với thành phần sét cao trong sa cấu đất, dẫn đến tế khổng rất nhỏ, làm cho đất khó thoát nước sau các đợt mưa dài ngày. Nước chiếm các tế khổng lâu dài, gây ra tình trạng yếm khí, gây ngạt khí.

Tình trạng này kéo dài, làm cho rễ cây bắt buộc phải hô hấp yếm khí, dẫn đến tích lũy các chất độc do các tiến trình sinh hóa tạo ra, gây ngộ độc cho tế bào hệ rễ.

Từ đó, các tế bào ở phần rễ non, đặc biệt là chóp rễ non (nơi tiến trình sinh hóa xảy ra mạnh nhất), bị chết và tạo ra các mảng thối. Nấm Fusarium spp, Phytophthora spp, Pythium spp, Sclerotium spp… tồn tại sẵn trong đất, có cơ hội xâm nhập vào rễ, thông qua các tổn thương này và bắt đầu gây hại hệ rễ.

Vì vậy, cải tạo hệ đất, cải thiện độ phì nhiêu, hạ độ phèn là biện pháp kỹ thuật cần có nhằm giúp nhóm Cây Có Múi pháp triển mạnh, năng suất ổn định, kháng bệnh tốt.

Đặc tính một số loại đất xếp loại xấu

(Nguồn: Hội khoa học đất Việt Nam, 2002)

2/ Biện pháp cải tạo đất, cải thiện độ phì nhiêu cho đất canh tác cây có múi (Citrus)

Giữ đất thông thoáng, chuyển đất sa cấu nặng sang sa cấu nhẹ, giúp giảm tỷ lệ bệnh vàng lá, thối rễ trên cây có múi. Muốn làm được điều này, trước hết phải tăng độ phì nhiêu cho đất, bằng cách: Bón phân có nguồn gốc hữu cơ (Potassium Humate, Fugavate, Fulvate, Aminate, Olioglucosamate…), hạn chế các phân bón gây chua cho đất như K2SO4 (có nhóm SO42-, khả năng kết hợp với H+ cao, dễ gây chua cho đất). Có thể sử dụng sản phẩm VD ĐỒNG TIỀN VÀNG do Vi Dan nhập khẩu và phân phối để cải thiện nhanh chóng vấn đề trên. Liều dùng: 2kg/1000m2 cho đất có sa cấu nặng, 1kg/1000m2 cho đất có sa cấu nhẹ hơn.

Nâng cao độ pH nhằm giúp dinh dưỡng chuyển hóa nhanh hơn, giúp chóp rễ và hệ lông hút nhạy bằng cách bón vôi, liều bón 100kg/1000m2. Có thể sử dụng sản phẩm VD ĐÁNG ĐỒNG TIỀN giúp ổn định pH và tăng độ pH khá tốt cho đất. Liều bón: 2kg/1000m2.

Một số Nhà vườn có thói quen, khi vắt mương (ao), sẽ lấy phần bùn vớt lên đắp vào gốc cây nhằm cung cấp dưỡng chất cho cây và cải thiện độ phì nhiêu trong đất. Cách làm này, dẫn đến hệ rễ của cây bị nghẹt, khả năng trao đổi oxy kém, gây ra thối rễ, cây vàng lá, nấm bệnh tấn công. Bởi lẽ, bùn chứa nhiều dinh dưỡng, nhưng dinh dưỡng nằm dưới dạng khó tiêu, cây khó hấp thụ.

Tuy nhiên, nếu biết cách sử dụng, thì nguồn bùn ao này sẽ trở thành hữu ích cho cây trồng, bằng cách: Khi vắt mương (ao), bùn ao sẽ được tập kết đến một vị trí nhất định, sau đó dùng vôi rải xen vào với tỷ lệ: 20kg vôi cho 1 khối (1m3) bùn ao, nhằm nâng độ pH và sát khuẩn mầm bệnh.

Sau khoảng 20 ngày, trộn 2kg VD ĐỒNG TIỀN VÀNG và 1kg VD NẤM TRICHODERMA cho 1 khối đất bùn ao, trộn đều và ủ trong 30 ngày. Sau đó, bón vào gốc chừng 20kg/gốc, sẽ giúp cây xanh tốt, khỏe mạnh, năng xuất cao.

Việc cải tạo độ phì nhiêu cho đất phải kết hợp với việc bón phân hợp lý. Nên chọn các loại phân bón có tính kiềm cho khu vực đất phèn chua (bảng thống kê) để giữ đất trong độ pH 5,5 – 6,5 giúp cây phát triển tốt. Thường xuyên rải vôi để ổn định pH và hạn chế, kiểm soát sự lây lan của mầm bệnh.

Phan Văn Lệ – Cử nhân Sinh học
Bộ phận Kỹ thuật Nông nghiệp – Tổng công ty VI DAN

Liên hệ đặt hàng

remove 0385224466 phone skype email facebook zalo youtube