THỐI TRÁI: NỖI LO NHÀ NÔNG

BỆNH THỐI TRÁI

+ Bệnh thối trái (hay nấm trái) là một trong những bệnh hại thường gặp trên cây sầu riêng. Bệnh khiến trái thối nhũn, hư hỏng, với tốc độ lây lan nhanh chóng làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho nhà vườn. Khi trái bị thối thì sẽ không bán ra được nữa (hoặc bán với giá cực rẽ), gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng của vườn.

+ Đặc biệt là lúc chuyển giao thời tiết giữa nắng và mưa nguy cơ thối trái tăng mạnh mẽ, làm các cổ trái đang thu hoạch bị thiệt hại nặng nề giảm thương phẩm cũng như năng suất trái trong vườn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGUYÊN NHÂN

+ Bệnh thối trái trên cây sầu riêng do nấm Phytophthora palmivora gây ra. Chúng gây hại trên nhiều bộ phận của cây. Bệnh có thể gây hại trong mọi giai đoạn của trái và cả trái sau thu hoạch và thường gây hại mạnh vào giai đoạn trái lớn, sắp cho thu hoạch.

+ Bệnh phát triển trong điều kiện nóng ẩm mưa nhiều hoặc khi có sương mù xuất hiện. Điều kiện thoát nước ở vườn kém, nước bị tồn đọng trong vườn. Nấm tấn công từ các vết đục của sâu đục trái. Các vườn cây không được cắt tỉa thường xuyên, rậm rạp, không thông thoáng cũng tạo điều kiện cho nấm phát triển.

ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN BỆNH

+ Bệnh thối trái thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa, những ngày thời tiết bất lợi, sương mù nhiều, độ ẩm cao.

+ Những vườn sầu riêng thoát nước kém, rậm rạp, ẩm thấp tạo điều kiện cho các bào tử nấm phát sinh mạnh và lây lan nhanh trên diện rộng trong điều kiện có gió, mưa hay lũ lụt.

+ Nấm lưu tồn chủ yếu trong đất, trong nước và trong các bộ phận bị bệnh của cây. Nguồn nước tưới trong vườn cũng là yếu tố làm cho nấm phát tán, lây lan. Ngoài ra, vết đục của sâu đục trái cũng tạo điều kiện cho bệnh phát triển mạnh.

BIỂU HIỆN CỦA BỆNH

+ Nấm gây hại trên trái, làm trái bị thối hàng loạt. Dấu hiệu bệnh thường xuất hiện ở phần đít trái. Vết bệnh ban đầu là những đốm nhỏ màu nâu đen, sau đó lan rộng ra và có màu xám đen.

+ Bệnh phát triển phát triển thành từng lõm lan rộng bên ngoài vỏ và ăn sâu vào thịt trái, khiến thịt trái bị nhũn thối có mùi hôi chua, khó chịu.

+ Bệnh làm cho trái nhỏ, kém phát triển, làm cho trái chín sớm (chín háp), bệnh phát triển nặng làm thối cả trái và lây lan sang các trái khác.

CÁCH XỬ LÝ VÀ CHẶN ĐỨNG BỆNH

+ Tiến hành cắt tỉa, thu gom những quả, cành lá đã nhiễm bệnh mang ra khỏi vườn tiêu hủy, tránh lây lan bệnh.

+ Sử dụng phân thuốc đặc trị (nếu tình trạng phát hiện trễ và ảnh hưởng quá nặng) phun ướt đẫm thân, cành lá, quả để sát khuẩn, diệt nấm (sản phẩm không gây nóng lá, lem trái). Các gốc thuốc đặc trị: Metalyxyl, Cymoxanil, Dimethomorph, Azoxystronbin, …..phun liên tục từ 2 -3 lần mỗi lần cách nhau 2 – 3 ngày. Cần luân phiên các gốc thuốc.

BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH.

+ Tạo mương rãnh, hệ thống thoát nước cho vườn giúp thoát nước tốt khi mưa lớn. Trồng cây với mật độ thích hợp bảo đảm sự thông thoáng cho vườn.

+ Tỉa trái thông thoáng, tránh trái chen chúc lẫn nhau. Những trái sát nhau nên kê miếng sốp ở giữa (nếu kê sốp thì phun xịt bệnh nên kỹ tránh trường hợp xịt không dính thuốc sẽ ảnh hưởng trái). Tránh nên để cành quá sát gốc sau này mang trái chạm đất dễ lây lan mầm bệnh.

+ Trồng cây với mật độ thích hợp bảo đảm sự thông thoáng cho vườn.

+  Nếu có sử dụng phân chuồng thì cần xử lý qua bằng các chủng nấm có lợi như Trichoderma spp. sau đó mới được bón cho cây. Các loại phân chuồng này sẽ cung cấp chất mùn cho đất, bổ sung các vi sinh vật có lợi giúp cải tạo đất, tiêu diệt các loại nấm gây hại.

+ Bổ sung dinh dưỡng hợp lý, cân đối, tránh dư thừa đạm. Bón phân chuồng ủ hoai mục (tốt nhất là sử dụng phân gà đã qua xử lý) hoặc kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học để ủ hạn chế bệnh phát triển.

+ Thường xuyên thăm kiểm tra vườn để phát hiện và xử lý sớm để giảm thiểu tối đa chi phí chữa bệnh, thiệt hại kinh tế do bệnh gây ra.

+ Phun thuốc phòng định kỳ 7 – 10 ngày/ lần. Cần luân phiên các loại hoạt chất khác nhau.

Chú ý, nếu bệnh xuất hiện trễ vào giai đoạn trái lớn, khi phun thuốc nên đảm bảo đúng thời gian cách ly để tránh dư lượng thuốc tồn trong trái sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuyệt đối không nên nhúng trái vào thuốc BVTV sau thu hoạch.

Mong rằng những chia sẻ của VIDAN giúp bà con có thêm biện pháp quản lý thối trái hiệu quả!

Liên hệ đặt hàng

remove 0385224466 phone skype email facebook zalo youtube