Hiện tượng sầu riêng rụng trái non đang là mối lo lớn với nhiều bà con nhà vườn trong giai đoạn cây ra hoa, đậu quả. Việc trái non rụng quá mức không chỉ làm giảm năng suất mà còn gây tổn thất kinh tế nặng nề. Để giải quyết triệt để vấn đề này, bà con cần hiểu rõ nguyên nhân sầu riêng rụng trái non, từ đó có biện pháp khắc phục rụng trái non sầu riêng hiệu quả và áp dụng đúng quy trình chăm sóc sầu riêng giai đoạn ra hoa, đậu quả.
1. Nguyên nhân rụng trái non sầu riêng
1.1 Rụng trái sinh lý do đặc điểm cây trồng
Sau khi đậu trái, cây sầu riêng sẽ trải qua một số giai đoạn rụng trái sinh lý vào khoảng 5–7 ngày, 15–20 ngày và 35–40 ngày. Đây là cơ chế tự nhiên để loại bỏ trái yếu, giúp cây tập trung dinh dưỡng cho trái khỏe mạnh.
Tuy nhiên, nếu cây rụng trái non hàng loạt ngoài mức sinh lý, đặc biệt trong 30 ngày đầu sau khi đậu quả, thì đây là dấu hiệu cho thấy cây đang chịu stress hoặc mất cân đối dinh dưỡng.
1.2 Thiếu hụt hoặc mất cân đối dinh dưỡng
Cây sầu riêng ở giai đoạn mang trái non cần lượng lớn vi lượng, đặc biệt là Bo (Boron) và Canxi để hình thành tầng rời chắc chắn, hỗ trợ đậu quả tốt. Nếu bón thừa đạm (N), cây sẽ đâm đọt mạnh, gây cạnh tranh dinh dưỡng với trái non, khiến trái rụng nhiều.
1.3 Thời tiết bất lợi gây sốc cây
Nắng nóng, mưa axit đầu mùa, nhiệt độ chênh lệch ngày – đêm cao, hoặc ẩm độ đất thay đổi đột ngột đều là nguyên nhân làm cây sầu riêng rụng trái non hàng loạt. Tình trạng này thường xảy ra mạnh tại các vùng Tây Nguyên hoặc miền Đông Nam Bộ.
1.4 Sâu bệnh hại sầu riêng
Các đối tượng như bọ trĩ, rầy nhảy, sâu đục trái, xén tóc đục thân, cùng với nấm Phytophthora, thối trái, thán thư, vàng lá, thối rễ sẽ làm cây suy yếu và dễ rụng trái. Việc quản lý sâu bệnh hại sầu riêng kém hiệu quả sẽ khiến trái non rụng ồ ạt.
1.5 Kỹ thuật canh tác chưa phù hợp
- Tưới nước không đúng cách (quá nhiều hoặc thiếu nước).
- Không tỉa trái sầu riêng khiến cây mang quá tải.
- Bón phân sai thời điểm, lạm dụng phân đạm, không sử dụng đúng dòng phân phù hợp với giai đoạn phát triển của cây.
2. Biện pháp khắc phục rụng trái non sầu riêng
2.1 Phun phân qua lá sầu riêng đúng thời điểm
Sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng như Auxin (NAA), Gibberellin (GA3) đúng giai đoạn giúp tăng khả năng giữ trái, sản phẩm Phân Vàng được bổ sung đầy đủ các chất điều hòa sinh trưởng như GA3, Auxin NAA, Nitrophenolate và nguyên tố Kẽm ( Zn ), Amino acid. Liều khuyến cáo: 0,5 ml/ 1 lít nước ( 50 ml/ 100 lít nước ), dùng 1-2 lần sau đậu trái 5 – 7 ngày.
Ngoài ra, kết hợp phun các dòng phân lá có bổ sung Bo – Canxi, Amino acid, và rong biển sẽ giúp cây chống stress, tăng khả năng đậu và nuôi quả.
2.2 Bón phân nuôi quả sầu riêng hợp lý
- Trước khi ra hoa và sau khi đậu trái, sử dụng phân NPK cân đối, không lạm dụng phân chứa đạm đơn.
- Giai đoạn trước 6 tuần tuổi, dùng các dòng phân có Lân – Kali cao để kiềm hãm đọt non cạnh tranh với trái.
Một số sản phẩm như Pikafos, Blossom (có chứa Mepiquat chloride) rất hiệu quả trong việc ức chế đọt non, giữ trái chắc cuống và tròn đều.
2.3 Tưới tiêu hợp lý, chống sốc môi trường
- Duy trì độ ẩm đất ổn định, không để khô hạn kéo dài hay ngập úng.
- Giai đoạn hoa xổ nhụy cần giảm 20–30% lượng nước tưới, tránh cây bị sốc nước.
2.4 Tăng cường phòng trừ sâu bệnh sầu riêng
- Luân phiên sử dụng thuốc hóa học với các hoạt chất khác nhau để tránh kháng thuốc.
- Ưu tiên sử dụng chế phẩm sinh học như Trichoderma, Bacillus để tăng sức đề kháng tự nhiên, đặc biệt cho hệ rễ.
2.5 Tỉa trái sầu riêng hợp lý
- Sau khi đậu quả, nên tỉa bớt những trái nhỏ, sâu bệnh, ở đầu cành hoặc vị trí bất lợi.
- Duy trì mật độ trái phù hợp với sức nuôi của cây sẽ giúp giảm hiện tượng rụng trái non về sau.
3. Chăm sóc sầu riêng giai đoạn ra hoa và mang trái
Giai đoạn từ khi cây ra hoa đến đậu quả non là thời điểm quyết định sản lượng và chất lượng cuối vụ. Việc chăm sóc cần được thực hiện nghiêm ngặt:
- Tưới nước hợp lý theo từng giai đoạn sinh trưởng.
- Bón phân trung vi lượng đầy đủ, đặc biệt Bo – Ca để tăng đậu quả.
- Phun phân bón lá kết hợp chất điều hòa sinh trưởng, tăng giữ trái non.
- Tỉa trái định kỳ sau khi đậu quả 7 – 10 ngày.
- Theo dõi sát sâu bệnh, xử lý ngay từ khi có dấu hiệu để bảo vệ trái.
4. Quản lý sâu bệnh hại sầu riêng hiệu quả
Trong suốt quá trình từ khi ra hoa đến thu hoạch, cây sầu riêng rất dễ bị tấn công bởi sâu bệnh:
- Sâu hại phổ biến: bọ trĩ, rầy, sâu đục trái.
- Bệnh hại phổ biến: xì mủ, thối rễ, vàng lá, thán thư.
Biện pháp phòng ngừa:
- Phun thuốc đúng liều lượng, đúng thời điểm, luân phiên hoạt chất.
- Tăng cường sử dụng vi sinh vật đối kháng, tạo môi trường rễ khỏe.
- Vệ sinh vườn thường xuyên, cắt bỏ trái sâu bệnh, cành già cỗi, tạo độ thông thoáng.
Hiện tượng sầu riêng rụng trái non là vấn đề phổ biến, nhưng có thể khắc phục hiệu quả nếu người trồng nắm vững nguyên nhân, cách chăm sóc cây đúng kỹ thuật, tỉa trái hợp lý và quản lý tốt sâu bệnh. Bên cạnh đó, việc sử dụng phân bón lá, phân bón vi sinh, thuốc phòng bệnh đúng lúc, đúng giai đoạn sẽ giúp cây phát triển khỏe mạnh, giữ trái tốt và cho năng suất cao.
Việc chủ động chăm sóc sầu riêng giai đoạn mang trái là chìa khóa để giảm thiểu rủi ro, gia tăng lợi nhuận và phát triển bền vững vườn cây. ViDan xin chúc bà con nông dân có 1 mùa vụ trồng sầu riêng thắng lợi.