Sâu đục trái bưởi (Citripestis sagittiferella) và biện pháp phòng trừ

Sâu non đục vào vỏ quả bưởi ăn phá phần xốp trắng, sâu đủ lớn đục vào bên trong ăn phần thịt trái, tạo thành những đường hầm, đẩy phân ra ngoài lỗ đục và có thể thấy nhựa tiết ra, làm cho quả đang phát triển sẽ bị rụng sớm, quả trưởng thành bị thối….

1. Triệu chứng gây hại

–   Sâu non đục vào vỏ quả bưởi ăn phá phần xốp trắng, sâu đủ lớn đục vào bên trong ăn phần thịt trái, tạo thành những đường hầm, đẩy phân ra ngoài lỗ đục và có thể thấy nhựa tiết ra, làm cho quả đang phát triển sẽ bị rụng sớm, quả trưởng thành bị thối và cũng có thể bị rụng trước thu hoạch, những quả chưa rụng có chất lượng kém. Sâu thường đục từ vị trí giữa trái đến đáy trái.

–   Tỉ lệ sâu hại tăng theo sự phát triển của quả và đạt tỉ lệ cao nhất ở giai đoạn 2 – 3 tháng tuổi, sau đó tỉ lệ hại sẽ giảm dần.

2. Đặc điểm hình thái

–  Trưởng thành là một loại ngài, dài khoảng 9 – 12mm, màu nâu xám với cánh trước có màu nâu vàng đến nâu xám, cánh sau trong suốt.

–   Trứng hình tròn dẹt, mới nở có màu trắng đục, gần nở chuyển sang màu cam đỏ.

–   Ấu trùng mới nở màu vàng cam, trưởng thành màu nâu đỏ, đẫy sức sâu dài 20mm.

3. Đặc điểm sinh học và sinh thái

–   Vòng đời (23 – 30 ngày): Trứng: 4 – 7 ngày → Sâu non: 9 – 15 ngày → Nhộng: 7 – 10 ngày → Trưởng thành: 2 – 4 ngày.

–   Trưởng thành sau vũ hóa 2 – 3 ngày bắt cặp giao phối. Con cáiđẻ trứng vào ban đêm, rời rạc từng trứng hoặc từng ổ 4 – 8 trứng ở phía dưới quả khi trái được khoảng 15 – 20 ngày sau khi đậu trái cho đến khi sắp thu hoạch.

–   Sâu non sau khi nở 1 – 2 giờ đục vào vỏ quả bưởi để phá hại. Đây là giai đoạn quan trọng nhất cần được xác định trước để phun thuốc kịp thời. Khi sâu đục khoét phá hại phần xốp rồi đục vào phần thịt trái ăn phá và đùn phân ra ngoài lỗ đục, lúc này phun thuốc sẽ không hiệu quả.

–    Khi đẫy sức, sâu nhả tơ thả mình xuống đất và hóa nhộng trong đất.

4. Phòng trừ

–   Thu gom trái rụng, trái bị hại đem tiêu hủy, chôn xuống đất và rắc vôi bột.

–   Sử dụng bao trái chuyên dùng để bảo vệ trái, bao trái ở giai đoạn 15 ngày sau khi đậu trái.

–   Treo long não (3 – 4 viên/bịt ny lon có đục lỗ) treo trên cành theo 4 hướng để xua đuổi trưởng thành.

–   Dùng bẫy đèn bẫy thành trùng. Sau khi hóa trưởng thành, con cái bắt cặp giao phối và đẻ trứng, khoảng 7 – 10 ngày trứng nở. Do vậy nên phun thuốc sau khi mật số trưởng thành cao nhất khoảng từ 7 – 10 ngày (sâu non mới nở) để trừ sâu non: Fastac; Decis; Bitam, … pha Dầu khoáng DC Tron Plus để tăng hiệu quả. Sau khi phun thuốc nên bao trái lại.

Liên hệ đặt hàng

remove 0385224466 phone skype email facebook zalo youtube