I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
– Tên khoa học: Ochna integerrima
– Họ thực vật: Ochnaceae (Lão mai)
– Cây mai là cây hoa kiểng.
– Cây mai không kén đất trồng. Có thể sinh trưởng và phát triển trên các loại đất thịt, đất pha cát, đất đỏ bazan, đất phù sa…
– Cây mai trồng thích hợp ở những nơi có khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ từ 25oC – 30oC là tốt nhất, những vùng có khí hậu mát lạnh dưới 10oC thì cây mai phát triển kém. Cây mai ưa nắng nên khả năng chịu khô hạn trong nhiều ngày ở mức tương đối nhưng không thể chịu ngập úng quá lâu, vì bộ rễ sẽ nhanh chóng bị thối, cây mai sẽ chết.
II. CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY MAI VÀNG
1. TƯỚI, TIÊU NƯỚC
- Tưới nước cho cây mai vàng
– Đối với cây mai trồng trong vườn, vào mùa khô, mỗi ngày hoặc cách ngày tưới nước một lần. Nên tưới vào lúc sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc tưới vào lúc chiều mát (sau 16 giờ). Vào mùa mưa, mai trồng trong vườn không nhất thiết phải tưới liên tục, trừ trường hợp nhiều ngày nắng gắt kéo dài thì phải tưới nước để giữ đất đủ ẩm.
– Đối với cây mai trồng trong chậu thường bị thiếu nước vì đất chứa trong chậu quá ít nên không giữ ẩm được lâu. Do đó, mai kiểng trồng trong chậu phải tưới nước mỗi ngày, ngày tưới 2 lần (sáng, chiều). Phải chú ý đến độ rút nước của từng chậu, nếu thấy có tình trạng úng nước quá lâu, phải thông nước ngay, bởi vì để lâu cây mai sẽ chết vì bộ rễ bị hỏng.
– Tủ gốc vẫn là biện pháp tốt để giữ ẩm độ đất ổn định, duy trì sự hoạt động hữu hiệu của tầng rễ ngang sát mặt đất, giảm lượng nước và số lần tưới, hạn chế đất văng do mưa và sự phát tán mầm bệnh nằm trong đất.
Phương pháp tưới nước cho cây mai vàng:
Tưới phun mưa | Tưới nhỏ giọt |
- Tiêu nước cho cây mai vàng
Tiêu nước hay thoát thủy là biện pháp kỹ thuật nhằm rút bớt nước ứ đọng trên mặt đất và trong lòng đất. Lượng nước dư thừa quá mức khiến sự sống, tăng trưởng và năng suất cây trồng có thể bị ảnh hưởng.
Lợi ích của việc tiêu nước kịp thời:
– Tạo độ thông thoáng, cây trồng dễ dàng hấp thu dưỡng khí và dinh dưỡng trong đất.
– Các vi sinh vật hiếu khí hoạt động mạnh làm cho sự phân hủy các chất hữu cơ trong đất nhanh hơn, thúc đẩy quá trình phân giải đạm.
– Sự tiêu nước sẽ làm hạn chế các mầm bệnh và côn trùng phát triển trong đất.
– Tiêu nước đúng kỹ thuật có thể làm giảm hiện tượng xói mòn đất.
Thiết kế hệ thống tiêu nước: Có hai hệ thống chính
– Hệ thống tiêu mặt (hiện đang phổ biến trong sản xuất): Áp dụng để thoát nước khi có lượng mưa quá lớn hoặc lũ/triều tràn sông gây úng ngập trên mặt vườn.
Hệ thống tiêu nước mặt
Thông thường áp dụng biện pháp tiêu theo trọng lực, nước sẽ tự chảy đi theo hướng chảy từ nơi cao xuống nơi thấp (mương thoát nước). Nếu nước nguồn quá lớn phải có đê bao và dùng bơm để thoát nước.
– Hệ thống tiêu ngầm (hiện nay chưa phổ biến): Chủ yếu sử dụng khi mực nước ngầm dâng cao (do mưa, lũ, triều) gây úng bộ rễ cây trồng.
Hệ thống tiêu nước ngầm
Đối với hệ thống tiêu ngầm, phổ biến là hình thức dùng các ống cống chôn ngầm dưới lớp rễ cây và cho nước tập trung vào đường ống rồi dẫn ra ngoài bằng bơm hoặc tự chảy.
2. TỈA CÀNH, TẠO TÁN
– Thường xuyên quan sát, tiến hành tỉa cành, tạo tán khi cần thiết, tránh để cành nhánh phát triển rậm rạp, dày đặc dễ tạo môi trường cho sâu bệnh có nơi trú ẩn và gây hại.
– Trung bình 2 tháng nên cắt tỉa cành 1 lần, những cành tăm, cành yếu hay cành bị sâu bệnh, già cỗi, những cành mọc dày đặc hoặc vươn dài trong tán, dùng kéo hoặc dao cắt bỏ.
– Đặc biệt mai vàng là loại cây có ý nghĩa trong phong thủy, nên tỉa cành tạo tán không đơn thuần là tạo độ thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại mà dáng cây của cây sẽ chính là điểm nhấn.
– Đối với các nhà vườn trồng mai, từ những cây mai to cho đến dạng bonsai thì họ đều uốn cành, cắt tỉa thành những dáng cây rất nghệ thuật, đầy ý nghĩa mà trong giới họ gọi là “thế”.
– Thường thì khi cây mai còn nhỏ sẽ dễ tạo dáng hơn. Đây là công việc đòi hỏi sự thẩm mỹ cao, kiên nhẫn và sáng tạo của các nghệ nhân.
3. LÀM CỎ
– Trồng cây trong chậu thì việc làm cỏ khá dễ dàng, nếu cỏ thấp hơn 20cm không cần nhổ bỏ vì nó không cạnh tranh dinh dưỡng quá nhiều, mà còn góp phần giữ ẩm cho đất.
– Những loại cỏ cao, to thì nên dùng kéo hoặc dao cắt ngang để hạn chế sự phát triển của chúng.
– Trường hợp không trồng cây trong vườn thì cần làm sạch cỏ xung quanh gốc, không nên để cỏ dại mọc cao và quá dày, nhất là trong phạm vi bán kính của tán cây.
4. QUY TRÌNH BÓN PHÂN VIDAN THEO “NGUYÊN TẮC 4 ĐÚNG” THEO TỪNG GIAI ĐOẠN
Sử dụng VD Tricho New để ủ phân chuồng hoai mục
Liều lượng:
– Dùng 1kg/ 2-3 khối giá thể, phân hữu cơ.
– Hoặc hòa 1kg/ 80L phun sương vào đống ủ, sau đó phủ bạt.
Cách ủ:
– Hòa nước tưới đều lên đống ủ phân tầng. Trộn đều.
– Tưới nước tạo độ ẩm, dùng tay bóp thấy rỉ nước.
– Chất đống ủ cao không quá 1.5m, phủ bạt nylon kín để giữ nhiệt.
– Sau 7-10 ngày, kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sự chuyển hóa đống ủ.
– Sau 15-20 ngày, tiến hành đảo lại 1 lần đến khi kiểm tra phân chuồng hoai mục hoàn toàn.
- Giai đoạn kiến thiết cơ bản:
Bón lót: Kích thích bộ rễ phát triển, hạ phèn, cải tạo đất tơi xốp, giữ ẩm tốt, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả của việc sử dụng phân vô cơ. Môi trường thuận lợi để vi sinh vật phát triển và hoạt động làm tăng khả năng kháng bệnh đối với cây trồng. Ngoài ra, cần bổ sung thêm các loại phân bón lá tổng hợp từ rong biển, tảo biển và các loại amino acid quan trọng, trong quá trình sinh tổng hợp của cây mai.
Sản phẩm khuyên dùng | Liều lượng | Số lần sử dụng |
Phân bón hữu cơ Master Green | 0.5kg/ gốc | 3-4 lần/ năm |
Phân bón sinh học Đáng Đồng Tiền | 30-50g/ gốc | 4-5 lần/ năm |
Phân bón sinh học Đồng Tiền Vàng | 30-50g/ gốc | 4-5 lần/ năm |
Phân bón VD GROMIX | 500ml/ 200 lít nước | 15-20 ngày/ lần |
Phân bón Amin.No1 | 200ml/ 200 lít nước, tưới đều 3-5 lít/ gốc | 15-20 ngày/ lần |
Đối với cây trồng trong chậu thì lượng phân bón sẽ chiếm khoảng 1/10 lượng đất trồng. Tăng dần theo độ tuổi cây mai vàng.
Bón thúc: Sau khi trồng khoảng 10 -15 ngày, cây bắt đầu ra rễ tiến hành bón phân, chu kỳ bón lặp lại khoảng 20 – 30 ngày tùy điều kiện và giai đoạn sinh trưởng của cây.
Sản phẩm khuyên dùng | Liều lượng | Số lần sử dụng |
Phân bón VD 20-20-15 + TE | 1kg/ 220 lít nước, tưới đều 3-5 lít/ cây | 20-30 ngày/ lần |
Phân bón Tăng trưởng PLUS (đối với các cây suy yếu) |
1kg/ 700 lít nước, tưới đều 3-5 lít/ cây | 10-15 ngày/ lần |
- Giai đoạn phục hồi và phát triển:
Là thời điểm đầu năm, thông thường sau một mùa hoa Tết, cây đã trút hết sức lực cho việc tạo hoa. Trong giai đoạn này, cây mai cần một lượng dinh dưỡng để tái thiết lại cành nhánh mới, do đó cây cần rất nhiều đạm và lân trong quá trình tái thiết. Đây là giai đoạn hồi phục, sinh trưởng mạnh của cây mai, nếu cung cấp đủ dinh dưỡng cho nó phát triển tốt, thì các giai đoạn sau sẽ có tiền đề bảo đảm cho cây phát triển thuận lợi.
Từ tháng 2-4 âm lịch, dùng các loại phân bón hữu cơ, sinh học như Đáng Đồng Tiền, Cá chuồn hoặc Tinh Vôi để bón gốc… phối hợp phân bón có hàm lượng đạm cao như VD 30-10-10 bón cho cây mai để mau chóng hồi phục. Vì bộ rễ lúc này rơi vào tình trạng hoạt động yếu, nên khả năng hấp thụ qua rễ bị hạn chế, có thể dùng bổ sung phân bón phun qua lá Bud Strong + Phân Tím để hỗ trợ.
Sản phẩm khuyên dùng | Liều lượng | Thời gian sử dụng |
Phân bón Tinh Vôi | 10-20g/ gốc | 15-20 ngày/ lần |
Phân bón hữu cơ Cá Chuồn | 1 lít/ 200 lít nước | 15-20 ngày/ lần |
Phân bón sinh học Đáng Đồng Tiền | 30-50g/ gốc | 15-20 ngày/ lần |
Phân bón VD 30-10-10 | 200g-400g/ 200 lít nước | 15-20 ngày/ lần |
Bud Strong + Phân Tím | 500ml + 100ml/ 400 lít nước | 15-20 ngày/ lần |
Từ tháng 5-7 âm lịch, sử dụng VD 19-19-19 tưới gốc để cây mai sinh trưởng, phát triển đồng đều. Sử dụng VD Magie Kẽm để cung cấp đầy đủ các chất trung, vi lượng và VD Gromix sản xuất từ nguồn rong biển, tảo biển… để dưỡng tán lá dày, xanh, tăng khả năng quang hợp, tăng sức đề kháng cho cây mai.
Trong mùa mưa, cây dễ bị tấn công bởi các loại nấm bệnh gây hại, cần sử dụng Anti-F (gốc đồng) để phòng trừ các tác nhân gây đen rễ, vàng lá, đóm lá, xì mủ…
Sản phẩm khuyên dùng | Liều lượng | Thời gian sử dụng |
Phân bón VD 19-19-19 | 1kg/ 500 lít nước, tưới đều 5 lít/ cây | 15-20 ngày/ lần |
Phân bón VD Magie Kẽm | 100g/ 200 lít nước | 15-20 ngày/ lần |
Phân bón VD GROMIX | 500ml/ 200 lít nước | 15-20 ngày/ lần |
Anti-F | Xì mủ: 100ml/ 1 lít nước, xịt lên vết bệnh | 5-7 ngày/ lần |
Vàng lá, đen rễ: 100ml/ 50 lít nước, tưới 5-7 lít | 5-7 ngày/ lần | |
Đốm lá, cháy lá: 100ml/ 100 lít nước | 5-7 ngày/ lần |
- Giai đoạn làm nụ:
Thời điểm từ tháng 7-10 âm lịch, tán lá của cây mai đã thành thục, sung mãn. Nụ hoa sẽ bắt đầu phân hóa và hình thành ở nách lá trong giai đoạn này. Tưới gốc Lân Đỏ hoặc 10-60-10 (Tùy theo nhu cầu, hiện trạng của cây, có thể kết hợp thêm MKP để tối ưu hóa khả năng phân hóa, hình thành nụ). Nhu cầu về lân trong giai đoạn này cao hơn giúp cho cây hình thành đầy đủ kích tố tạo nụ, nụ sẽ nhiều về số lượng và sẽ thành thục tốt.
Sản phẩm khuyên dùng | Liều lượng | Thời gian sử dụng |
Phân bón Lân đỏ (+ MKP) | 1kg (+ 500g)/ 500 lít nước, tưới đều 5 lít/ cây | 7-10 ngày/ lần |
Phân bón 10-60-10 (+ MKP) | 1kg (+ 500g)/ 500 lít nước, tưới đều 5 lít/ cây | 7-10 ngày/ lần |
Chăm sóc cây mai không khó, nhưng để cây mai có thể ra hoa vào đúng thời điểm Tết Nguyên Đán, hoa ra đồng loạt, to, đều, màu sắc rực rỡ và không ảnh hưởng đến cây trong giai đoạn sau cần chú ý những kỹ thuật dưới đây…
DƯỚI ĐÂY LÀ MẸO CHĂM SÓC ĐỂ CÂY MAI NỞ HOA ĐÚNG DỊP TẾT
– Để cây mai ra hoa đúng lúc phải áp dụng đồng bộ các biện pháp bón phân – xiết nước – tuốt lá.
– Từ tháng 10 âm lịch trở đi, tán lá cây mai gần như ngừng sinh trưởng. Cây không phát ra những đợt lộc mới nữa, chuẩn bị bước vào giai đoạn trổ hoa. Lúc này, bộ lá già đã làm xong nhiệm vụ của nó, chuẩn bị rụng. Trong giai đoạn này, bắt đầu xiết nước và xiết phân cho đến cuối tháng 11 âm lịch.
– Đầu tháng 12 âm lịch trở đi, bắt đầu quan sát cây mai cũng như diễn biến thời tiết về sau như thế nào rồi tính toán thời gian để tuốt lá mai:
Nếu quan sát thấy các mầm hoa to tròn, có 2-3 lớp vỏ trấu bao bên ngoài thì tuốt lá vào khoảng ngày 15-16 tháng 12 âm lịch. Nếu mầm hoa còn nhỏ – thon, chưa tròn đầy thì tuốt lá sớm hơn để kích cho cây tập trung nuôi mầm hoa. Trường hợp mầm hoa đã lớn, phải lùi ngày tuốt lá đến ngày 18-20 âm lịch.
Thời điểm ngày “Đưa ông Táo về trời” (ngày 23 âm lịch) hoa cái bung vỏ lụa là đạt.
Đến khi nhựa cây khô hẳn rồi mới bắt đầu tưới nước lại, tưới tăng dần và thúc thêm phân bón.
Chùm nụ hoa sẽ nở rộ sau 6-7 ngày từ lúc bung vỏ lụa.
– Để giúp cho nụ mai chín đều trong giai đoạn này, cần phải bón hỗ trợ phân bón Kali Đen cho cây. Kali sẽ làm cho lá nhanh già, ức chế sinh trưởng đọt non.
Sử dụng phân bón lá Honey Bo + Amin.No1 trước khi xiết nước và sau khi hoa cái bung vỏ lụa, kết hợp thêm 6-30-30, mục đích để thúc đẩy nụ hoa chín đều, quá trình phát dục của cây diễn ra tốt hơn, hoa sẽ nở rộ, thắm màu, lâu tàn.
Sản phẩm khuyên dùng | Liều lượng | Thời gian sử dụng |
Phân bón Kali Đen | 200-300g/ 200 lít nước, tưới đều 5 lít/ cây | Trước khi tiến hành xiết nước |
Phân bón 10-60-10 (Đối với mầm hoa còn nhỏ) |
1kg/ 500 lít nước, tưới đều 5 lít/ cây | Sau khi xiết nước |
Phân bón 6-30-30 | 200g/ 200 lít, phun đều | Sau khi hoa cái bung vỏ lụa |
Honey Bo + Amin.No1 | 50ml + 200ml/ 200 lít nước, tưới đều 5 lít/ cây | Trước khi xiết nước và hoa cái bung vỏ lụa |
5. PHÒNG TRỪ SÂU GÂY HẠI
– Trên cây mai vàng thường bị sâu cắn lá, sâu đục thân, nhện đỏ, rệp mềm, rệp sáp… ở các đọt non, nếu số lượng cây mai trong vườn không nhiều có thể dụng biện pháp thủ công là bắt hoặc ngắt bỏ bằng tay, có thể dùng vòi phun, xịt với áp lực vừa đủ để các loại côn trùng, sâu rệp gây hại rớt xuống đất.
– Quan trọng nhất là giai đoạn cây trổ nụ hoa, vì đây là “món ngon nhất” đối với các loại côn trùng gây hại, đặc biệt là kiến, rệp mềm và cả sâu ăn tạp. Nhưng cây mai trong giai đoạn này rất nhạy cảm với các chất hóa học, hạn chế sử dụng các loại thuốc BVTV.
– Trường hợp số lượng sâu rầy, côn trùng gây hại quá nhiều, nên sử dụng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc từ sinh học, có tính chất xua đuổi hoặc không gây nóng, có thể phân giải trong môi trường nhanh chóng để tránh ảnh hưởng đến cây mai.
– Nên phòng ngừa từ giai đoạn ban đầu như: Khâu chọn giống sạch, khỏe, khả năng phòng sâu bệnh hại tốt. Chọn đất trồng cho đến quá trình chăm sóc, yêu cầu đáp ứng đủ và đúng kỹ thuật. Quan trọng nhất là phải theo dõi cây mai thường xuyên để phát hiện sớm các loại sâu bệnh hại mới chớm xuất hiện.
– Mật độ trồng các cây cách xa nhau, không giao tán, tạo độ thông thoáng cho cây, hạn chế tạo môi trường thuận lợi để sâu, công trùng gây hại phát triển.