Bước 1: Xác định vết bệnh
- Xác định nguyên nhân: Thông thường Sầu Riêng có 2 loại xì mủ chính là xì mủ khô (do mọt đục cành/đục thân tạo vết thương mang theo nấm Phytophthora palmivora tấn công gây hại), xì mủ ướt (chỉ do nấm Phytophthora palmivora).
- Xác định vị trí gây hại: Nấm Phytophthora palmivora gây hại ở nhiều vị trí trên cây như rễ, gốc, phía trên thân hoặc cành, lá và trái. Ở các vị trí khác nhau, cấp độ bệnh khác nhau thì phương pháp xử lý cũng khác.
- Xác định cấp độ bệnh: Chia thành 5 cấp độ, thể hiện từ 1 – 5 (mức độ bệnh tăng dần) và được mêu tả cụ thể trong Bước 2.
Bước 2: Xử lý vết bệnh (yếu tố quyết định)
* Cấp độ bệnh 1:
- Nấm mới bắt đầu xâm nhập, vết bệnh nhỏ rỉ nước, thường chỉ quan sát thấy vào buổi sáng sớm.
- Chủ yếu phát sinh phát triển trên thân, cành.
- Dưới gốc không phát hiện được.
Xử lý: Dùng dao hay đục chuyên dùng để cạo bỏ lớp vỏ bệnh.
* Cấp độ bệnh 2-3:
- Nấm bắt đầu phát triển, vết bệnh có mủ, màu nâu hơi đen, có mùi hôi (xì mủ ướt). Khi đục hết phần chạy chỉ của vết bệnh thì vết bệnh có độ dài tầm 30-50cm.
- Chủ yếu phát sinh phát triển ở gốc, thân, cành.
- Lá có biểu hiện ngã vàng – xì mủ gốc (cấp độ 3 mới bắt đầu phát hiện).
Xử lý: Dùng dao hay đục chuyên dùng để cạo bỏ lớp vỏ bệnh
* Cấp độ bệnh 4:
- Nấm bắt đầu phát triển, vết bệnh có mủ, màu nâu hơi đen, có mùi hôi và có sự kết hợp của mọt đục cành đục hư phần vỏ cây.
- Khi đục hết phần chạy chỉ của vết bệnh thì vết bệnh có độ dài > 50cm.
- Chủ yếu phát sinh phát triển ở gốc, thân, cành và trái.
- Lá có biểu hiện vàng, không đi đọt được – xì mủ gốc (Nên dùng phương pháp tổng hợp).
Xử lý: Dùng dao hay đục chuyên dùng để loại bỏ lớp vỏ, đường đục của mọt (nếu là xì mủ khô) và tất cả những phần bệnh do nấm gây ra trên vỏ và trong lớp gỗ/mạch gỗ
* Cấp độ bệnh 5:
- Nấm bắt đầu phát triển, vết bệnh có mủ, màu nâu hơi đen, có mùi hôi và có sự kết hợp của mọt đục cành, đục sâu vào trong thân cây.
- Khi đục hết phần chạy chỉ của vết bệnh thì vết bệnh có độ dài > 50cm.
- Chủ yếu phát sinh phát triển ở gốc, thân, cành
và trái. - Lá có biểu hiện vàng, không đi đọt được, rễ hư nặng, có biểu hiện rụng lá – xì mủ gốc (Dùng phương pháp tổng hợp và điều trị trong một thời gian dài).
Xử lý: Dùng dao hay đục chuyên dùng để loại bỏ lớp vỏ, đường đục của mọt (nếu là xì mủ khô) và tất cả những phần bệnh do nấm gây ra trên vỏ và trong lớp gỗ/mạch gỗ.
Bước 3: Pha thuốc và phun thuốc
Vị trí vết bệnh |
Cấp độ bệnh |
Cấp độ bệnh |
Xì mủ thân, cành |
1 | Pha 100ml Master Anti-F/2 lít nước phun ướt đều vết bệnh (2 lần, 5-7 ngày/lần). |
2-3 | Pha 100ml Master Anti-F/1 lít nước phun ướt đều vết bệnh (2 lần, 5-7 ngày/lần). | |
4-5 | · Xử lý sạch vết bệnh sau đó phun thuốc trị mọt và để khô.
· Pha 100ml Master Anti-F/1 lít nước phun ướt đều vết bệnh (2-3 lần, 4-5 ngày/lần). |
|
Xì mủ gốc |
3 | · Pha 100ml Master Anti-F/50 lít nước tưới quanh gốc
(2-3 lần, 4-5 ngày/lần). · Có thể kết hợp: 500-700g VD Phuy Siêu Xanh/gốc (tùy độ |
4-5 | · Pha 100ml Master Anti-F/50 lít nước tưới quanh gốc (3-4 lần, 4-5 ngày/lần) và NÊN KẾT HỢP:
+ 500-700g VD Phuy Siêu Xanh/gốc (tùy độ tuổi cây, sử dụng 2 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày). + 100-125ml Pikafos/50l nước lít nước tưới quanh gốc (2-3 lần, 4-5 ngày/lần). |
Tùy theo cấp độ bệnh mà theo dõi và phun định kỳ.Phun ướt đều vết bệnh và phun phủ quanh vết bệnh từ 5-7cm (phần thuốc còn lại nếu vị trí vết bệnh cách gốc <30-50cm thì nên phun trực tiếp vào gốc và đất để sát khuẩn vùng bệnh).
Bước 4: Theo dõi và phun thuốc định kỳ
Kỹ thuật nông nghiệp Vidan