RẦY CHỔNG CÁNH VÂN NÂU HẠI NHÃN

Từ cuối năm 2014 đến nay, nhà vườn ấp cồn An Tấn, xã An Lạc Tây (huyện Kế Sách, Sóc Trăng) phát hiện triệu chứng lạ gây thiệt hại trên nhãn tiêu da bò. Phòng NN-PTNT huyện đã tiến hành khảo sát và xác định tác nhân gây hại là rầy chổng cánh vân nâu. Ấu trùng và thành trùng tấn công chồi và lá nhãn. Trên lá, rầy chích hút làm cho lá bị nổi những nốt “ghẻ” trên phiến lá, lá bị nhiễm nặng thì kém phát triển và bị mo lại (ảnh), lá nhiễm rầy khi thuần thục có màu vàng nhạt. ray chong canh

Cận cảnh lá cây nhãn bị rầy chổng cánh vân nâu gây hại.

Trên chồi non, rầy tấn công khiến chồi chậm phát triển. Những chồi có nhiều lá bị hại do rầy thì không có khả năng ra bông kết trái làm giảm năng suất nhãn. Quan sát dưới kính lúp, rầy non cơ thể dẹt, có hình ô van, màu vàng tươi, hai mắt tròn màu đỏ, rầy tuổi lớn có 2 đôi mầm cánh phát triển. Rầy trưởng thành có chiều dài trung bình khoảng 1,5 mm. Trưởng thành có cơ thể thon dài, phần đầu, ngực, đuôi phân biệt rõ ràng. Mặt lưng có màu nâu đen, bụng màu vàng tươi, trên đầu có 2 mắt to tròn màu nâu đen, 3 đôi chân màu vàng như màu phần bụng cơ thể, hai đôi cánh phát triển và trong suốt, cánh trước có vân to, màu nâu. Khi đậu rầy tạo một góc khoảng 45 độ so với mặt lá hoặc chồi nên có tên gọi là rầy chổng cánh vân nâu. Mật số rầy cao nhất vào khoảng tháng 4-6 dương lịch. Biện pháp đang được ngành nông nghiệp khuyến cáo để phòng trừ rầy chổng cánh vân nâu gồm: – Tỉa cành tạo tán cho cây thông thoáng, hạn chế nơi cư trú của rầy. – Tạo điều kiện cho các loại thiên địch (kiến, bọ rùa, nhện…) phát triển và khống chế rầy. – Cắt bỏ các đọt chồi bị nhiễm rầy đem tiêu hủy. – Sử dụng thuốc: Actara, Confidor, Butyl, Applaud… Nên phun 2 lần (cách nhau 5-7 ngày).  

Theo Vũ Bá Quan/Nông Nghiệp Việt Nam

Contact Order

remove 0385224466 phone skype email facebook zalo youtube