Hiện nay, nhiều địa phương đang rộ lên phong trào làm phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp, rơm rạ, thân cây rau màu, trong đó có cây lục bình (còn gọi là bèo tây). Loại phân bón này không những tốt cho cây trồng, giúp nâng độ phì nhiêu cho đất, tăng hàm lượng keo đất, giúp đất tơi xốp màu mỡ, mà còn dễ sản xuất. Sử dụng loại phân này bón cho cây trồng giúp giảm 30% lượng phân hóa học, tiết kiệm chi phí sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.
Sau đây, Bộ phận Kỹ thuật Nông nghiệp – Tổng công ty VI DAN xin giới thiệu đến quý bà con quy trình sản xuất phân hữu cơ từ cây lục bình bằng chế phẩm sinh học nấm VD Trichoderma và các phụ gia đi kèm để tăng chất lượng sản phẩm cũng như rút ngắn thời gian ủ phân.
1. Nguyên liệu chính:
– Cây lục bình + rơm, rác: 600 – 700kg (sử dụng vỏ sau khi xạc từ 4-5 ngày để ủ)
– Phân gia súc: 300-400kg
– Super lân: 2 – 3kg
– Men vi sinh: 1kg Men sống VD TRICHODERMA (Men sống VD TRICHODERMA được sản xuất trên nền cơ chất giàu chất xơ, tinh bột, protein,… và được bổ sung thêm hàm lượng chitin tối ưu để đảm bảo tính đa năng trong phân hủy xác bã thực vật và tiêu diệt nấm bệnh).
– Phụ gia bổ sung: 500ml VD AMI.NO1 (Giúp tăng khả năng điều tiết enzym của nấm Trichoderma); 1 – 2 kg VD ĐÁNG ĐỒNG TIỀN (giúp ổn định nhiệt, bảo vệ bào tử nấm Trichoderma dưới ánh nắng mặt trời và nhiệt độ quá cao).
Những nguyên liệu cần thiết.
2. Cách tiến hành
a. Bước 1:
– Nền dùng để ủ phân phải đảm bảo không bị thấm nước khi gặp mưa. Phủ lớp bạt lên trên nền, sau đó cho cơ chất vào ủ để tránh đống ủ bị thấm nước khi trời mưa.
– Cây lục bình cắt ngắn từng đoạn khoảng 20 – 30cm.
– Tưới nước để làm ẩm cơ chất trước khi đem ủ.
– Hòa hỗn hợp: Men sống VD TRICHODERMA, VD AMI.NO1, VD ĐÁNG ĐỒNG TIỀN vào phuy 200 lít nước. Khuấy đảo đều nước men trong phuy trước khi múc tưới lên chất ủ.
– Trộn đều hỗn hợp gồm cây lục bình, rơm (rác), phân gia súc, super lân (cơ chất) với nhau.
b. Bước 2:
– Trải chất ủ dày 1 lớp 20-30 cm lên nền ủ đã trải bạt, lấy dung dịch nước men trong phuy tưới đều lên bề mặt chất ủ. Sau đó, trải chồng tiếp lên trên lớp đầu tiên lớp chất ủ dày 20-30cm rồi tưới men. Làm tương tự như vậy cho đến khi hết khối chất ủ, tưới thêm nước sao cho ẩm độ trong đống ủ đạt khoảng 70%, nén chặt đống ủ. Dùng các vật liệu như lá cây tươi, nilon, bạt tủ kín đống ủ để giữ ẩm.
Lưu ý: Tùy thuộc vào khối lượng chất ủ mà canh chiều ngang và chiều dài của đống ủ, đảm bảo độ cao của đống ủ không quá cao để thuận tiện cho việc tưới nước bổ sung, kiểm tra chất lượng.
Quy trình tự sản xuất phân hữu cơ từ cây lục bình.
c. Bước 3:
– Để đống ủ nhanh hoai, đạt chất lượng cao, luôn duy trì độ ẩm đống ủ đạt khoảng 70%. Cứ khoảng 15 – 20 ngày, nhà vườn tiến hành tưới nước bổ sung, sau đó đậy kín đống ủ lại như ban đầu.
d. Bước 4:
– Sau 30 – 35 ngày, nhà vườn giở bạt đống ủ ra, tiến hành đảo trộn đều các lớp bên trong để lục bình được hoai đều. Sau đó, tưới thêm nước để giữ độ ẩm cho đống ủ, lên đống và nén chặt, phủ bạt đậy kín đống ủ.
– Sau khoảng 2 tháng, đống ủ sẽ hoàn toàn hoai mục, có thể đem đi bón cho cây trồng.
Một số giá trị từ cây lục bình
– Trồng làm cảnh: Lục bình còn gọi là bèo tây, bèo Nhật Bản, bào sen. Lá đơn mọc thành hoa nhị, cuống xốp phồng lên thành phao nổi khi còn non, trưởng thành cuống thon dài. Hoa lưỡng tính không đều, màu xanh tím nhạt, cánh hoa có một đốm vàng rất đẹp nên nhiều người trồng trong các chậu thủy sinh hoặc sân vườn. – Vật liệu có tính đàn hồi tốt: Rễ phơi khô làm vật liệu để chèn lót rất tốt, có tính đàn hồi cao, chịu được các hoá chất thông thường và ít bị nát vụn. Người Nhật dùng lục bình để làm giấy và ép thành một thứ bìa nhẹ và cứng, dùng làm thuốc, chống ô nhiễm nguồn nước, có khả năng cung cấp năng lượng khi cho lên men bằng vi khuẩn… – Làm thức ăn: Lục bình chứa hầu hết các acid amin không thay thế, giàu vitamin, khoáng đa lượng và vi lượng. Lượng chất khô thấp (6-7%), lượng xơ cao (trên 200g/kg), khoáng tổng số cũng cao (180 – 190g/kg chất khô) nên giá trị năng lượng thấp (1800 – 1900 Kcal) ứng với 7.6 – 8.0 Mj/1 kg chất khô (Nguyễn Văn Thưởng, 1992). – Sản xuất thủ công mỹ nghệ: Hiện nay, nghề đan lục bình đã phát triển mạnh ở ĐBSCL, đặc biệt ở các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho các hộ thuần nông. – Làm thức ăn gia súc: Lục bình được sử dụng để làm thức ăn cho chăn nuôi bò, dê, heo, ở dạng tươi, ủ chua hay nghiền thành bột lá. |
Kỹ sư Nguyễn Thị Bảo Linh
Bộ phận Kỹ thuật Nông nghiệp
Tổng công ty VI DAN