Ruồi cái thường dùng bộ phận đẻ trứng chọc thủng vỏ trái và đẻ trứng vào trong vùng tiếp giáp giữa vỏ và thịt trái. Vết chích rất nhỏ chỉ nhìn thấy nhờ vết mủ trái chảy ra. Dòi nở ra đục và ăn phần mềm trái, thải phân làm ô nhiễm trái, từ đó làm trái thối và rụng. 1. Triệu chứng gây hại Ruồi cái thường dùng bộ phận đẻ trứng chọc thủng vỏ trái và đẻ trứng vào trong vùng tiếp giáp giữa vỏ và thịt trái. Vết chích rất nhỏ chỉ nhìn thấy nhờ vết mủ trái chảy ra. Dòi nở ra đục và ăn phần mềm trái, thải phân làm ô nhiễm trái, từ đó làm trái thối và rụng. 2. Đặc điểm hình thái – Trưởng thành ruồi màu nâu, kích thước 7mm, trên lưng ngực giữa có 2 vệt vàng dọc, lưng ngực sau có vệt vàng ngang, 3 vệt này xếp thành hình chữ “U”. Bụng tròn giống bụng ong và cuối bụng nhọn. Phía lưng bụng có 2 vệt đậm đen hình chữ “T”. – Trứng ruồi hình trái dưa leo, dài 1mm, màu vàng nhạt. – Ấu trùng dạng dòi, màu trắng, mới nở dài 1,5mm, đẫy sức có thể dài đến 8mm. – Nhộng dạng nhộng bọc nằm trong kén hình trứng dài, màu nâu đỏ. 3. Đặc điểm sinh học và sinh thái – Vòng đời (30 – 40 ngày): Trứng: 2 – 3 ngày → Dòi (sâu non): 10 – 18 ngày → Nhộng: 8 – 10 ngày → Trưởng thành: 10 – 20 ngày. – Ruồi cái thường dùng bộ phận đẻ trứng chọc thủng vỏ trái và đẻ trứng vào trong vùng tiếp giáp giữa vỏ và thịt trái. Trứng được đẻ thành từng ổ từ 5 – 10 trứng. – Dòi nở ra đục và ăn phần mềm trái, thải phân làm ô nhiễm trái, từ đó làm trái thối và rụng. Đẫy sức dòi cắn vỏ chui ra búng mình rơi xuống đất làm nhộng. – Ruồi đẻ trứng mạnh trong giai đoạn quả gần già đến chín. – Ruồi phát sinh rộ bắt đầu từ cuối mùa khô, đầu mùa mưa và kéo dài cho đến hết mùa mưa. – Ruồi ưa hoạt động trong vườn cây rậm rạp, um tùm. 4. Phòng trừ – Vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt tỉa cành thông thoáng. – Thu gom hết quả rụng đem chôn sâu cùng vôi bột để tiêu hủy nguồn trứng, sâu. – Dùng bẫy Pheromone – Methyleugenol là kích thích dục tố con cái để dẫn dụ con đực (Biện pháp này chỉ nên sử dụng trên diện rộng, khi áp dụng diện tích nhỏ làm thu hút ruồi tập trung về 1 vườn, có thể gây thiệt hại nặng hơn). Sử dụng: Vizubon-P, Sofri protein 10DD kết hợp với các loại thuốc hóa học khác: Trigard, Polytrin, Pyrinex để tiêu diệt ruồi trưởng thành. – Dùng Basudin 10H, Regent 3G hoặc Furadan 3H rải xung quanh gốc cây để diệt nhộng còn nằm dưới đất chờ vũ hóa. – Sử dụng túi chuyên dùng để bao trái (đối với bưởi).