PHÂN BÓN THẾ HỆ THỨ TƯ CHO HỆ THỐNG TƯỚI NHỎ GIỌT

Hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây trồng được ứng dụng rộng rãi ở các nước phát triển, đặc biệt là ở những nước có lượng nước ít như Israel. Trong thời gian gần đây, người dân Việt Nam cũng đã áp dụng và phát triển thành công hệ thống tưới nước nhỏ giọt trên một số cây trồng như thanh long (Bình Thuận), cà phê, hồ tiêu (Đắk Lắk), cam quýt (Đồng Nai)… đem lại hiệu quả cao, tránh lãng phí, giảm tác động tới môi trường.

1. Ưu điểm của hệ thống tưới nhỏ giọt

Ưu điểm lớn nhất của công nghệ tưới nhỏ giọt là tiết kiệm nước, do nước tưới được cấp trực tiếp cho cây trồng, không bị thất thoát do bốc hơi và thấm sâu. Hơn nữa tưới nhỏ giọt còn có tác dụng làm giảm lao động tưới, trong khi đó lại đảm bảo phân phối nước đồng đều. Đây là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất cây trồng, tăng thu nhập.

Trước đây, với cách tưới tràn trên bề mặt, người lao động phải kéo hoặc vác vòi nước chạy cật lực khắp vườn dưới trời nắng gay gắt vô cùng vất vả, công lao động cao, hiệu quả thấp, bởi nước chỉ tràn trên bề mặt chứ chưa thấm đủ vào gốc.

Ảnh minh họa – Nguồn: Internet

Bây giờ với hệ thống tưới nhỏ giọt, chỉ cần động tác khởi động máy bơm là bạn có thể đứng nhìn những giọt nước thấm sâu vào từng gốc cây. Hệ thống tưới nước nhỏ giọt thực sự đã giải phóng sức lao động, tiết kiệm tối đa chi phí nhân công và nhiên liệu cho máy bơm.

Bên cạnh đó, hệ thống tưới nhỏ giọt cũng giúp nông dân giảm được chi phí cũng như tăng hiệu quả trong việc sử dụng phân bón. Trước đây, mỗi lần bón phân cho cây trồng, người dân thường rắc phân trên bề mặt gốc cây, sau đó dùng vòi tưới nên phân không ngấm sâu, một lượng lớn phân theo nước thất thoát, cây trồng không sử dụng được.

Mặt khác, việc tưới nước bằng tay dễ làm sói mòn bộ rễ cây trồng, làm cây mất sức, năng suất giảm. Với hệ thống tưới nhỏ giọt, phân bón sau khi được hòa tan vào nước được bình áp lực hút ngược, sau đó theo hệ thống đường ống đến từng gốc cây. Nhờ đó tận dụng được tối đa lượng phân bón, hiệu quả cũng được nâng cao.

Theo nguồn tin của VOV,  ngày 18/04/2015 vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức cuộc Hội thảo về vấn đề hiệu quả tưới nhỏ giọt trên cây cà phê với chủ đề “Tưới nước tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong sản xuất cà phê bền vững ở Tây Nguyên”.

Hội thảo đã dành nhiều thời gian thảo luận, trao đổi về những kinh nghiệm hay và giới thiệu một số mô hình tưới nước tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong sản xuất cà phê bền vững trong khu vực. Các mô hình này tiết kiệm được 30 – 40% nước tưới so với phương pháp tưới truyền thống, tiết kiệm 30 – 40% lượng phân bón so với bón phân thủ công, giảm trên 90% chi phí nhân công tưới và bón phân.

Tuy nhiên, những nghiên cứu và thử nghiệm các loại phân bón phù hợp với các tiêu chuẩn của hệ thống nhỏ giọt như nguồn dinh dưỡng, độ pH, độ tan, liều lượng cây hấp thu… chưa được đầu tư. Nhận thấy được vấn đề đó, Bộ phận nghiên cứu và phát triển Tổng công ty VI DAN đã tiếp nhận và nghiên cứu thành công những sản phẩm phân bón phù hợp cho hệ thống tưới nhỏ giọt.

Ảnh minh họa – Nguồn: Internet

2. Phân bón cho hệ thống tưới nhỏ giọt

Phân bón cho hệ thống nhỏ giọt chưa đầy đủ thành phần đa trung vi lượng và các thành phần hữu cơ sinh học khác. Trong đó, đa lượng là nguồn dinh dưỡng chính, cung cấp lượng lớn cho cây trồng, vì vậy cần phải chọn lọc để tối ưu trong hệ thống tưới nhỏ giọt.

– Phân đạm (N): Để cung cấp đạm cho cây qua hệ thống nhỏ giọt cần sử dụng đạm gốc Nitrate (NO3-) để giảm bốc hơi. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu thì việc chỉ sử dụng đạm gốc Nitrate sẽ gây ra hiện tượng “chai hóa” và khá tốn kém. Do đó, sử dụng đạm gốc Nitrate phối hợp với đạm gốc Amoni (NH4+) theo tỷ lệ 8/2 là tối ưu.

– Phân lân (P2O5): Hiện nay, phân lân có hai nhóm, là lân gốc PO4– và lân gốc PO3-. Lân gốc PO3– (H3PO3) với hàm lượng cao, cây hấp thu và chuyển hóa nhanh theo hai con đường trong cây (mạch nhựa nguyên, mạch nhựa luyện), có tính kháng nấm, diệt sâu nên được sử dụng rất nhiều trên thế giới trong hệ thống tưới nhỏ giọt. Do đó, phân bón trong hệ thống nhỏ giọt sử dụng các chất như Potassium phosphite (KH2PO3), Magnesium phosphite (MgPO3)…

– Phân Kali (K2O): Kali thường được sử dụng trong phân bón là các dạng muối như KNO3, K2SO4 hay KCL… nhưng trong hệ thống nhỏ giọt Kali được lựa chọn từ các nguồn chính là KNO3, KH2PO3, Kali humate và KH2PO4 để gia tăng tối đa khả năng hấp thu dinh dưỡng.

– Phân trung vi lượng dạng Chelate và hữu cơ sinh học: Chelate là phức hợp, các nguồn dinh dưỡng được phức hợp có độ tinh khiết cao, độ hòa tan hoàn toàn, cây có thể hấp thu rất nhanh. Có hai dạng phức là phức hữu cơ hóa học (như EDTA, EDPTA…) và phức hữu cơ sinh học (như phức Amino, phức Fulvic, Humic…). Các nguồn dinh dưỡng trung vi lượng phức hợp được bổ sung trong sản phẩm tưới nhỏ giọt mang lại hiệu quả cực kỳ cao.

– Phân hữu cơ sinh học: Trong những năm gần đây nổi lên những nguồn phân bón sinh học như Amino acid (tách chiết từ động thực vật), Humic/Fulvic acid (ly tách từ mỏ khoáng thiên nhiên), Rong/Tảo biển…

3. Một số sản phẩm phân bón VI DAN dùng cho hệ thống tưới nhỏ giọt

a. VD 20-20-20 + TE

* Đặc điểm:

VD 20-20-20+TE có hàm lượng NPK cân đối được sản xuất dưới các hợp chất tinh khiết, có dạng lỏng, màu vàng. Được thử nghiệm và chứng minh có hiệu quả cao trong hệ thống nhỏ giọt trên cây hồ tiêu, cà phê, cây có múi. Độ pH = 7 tương thích với mọi hệ thống máy móc. Sản phẩm được thử nghiệm và cấp chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn.

* Thành phần:

– Nitrogen (N): 20% (Nitrate 16%; Amoni 4%)
– Phosphorous (P2O5): 20% (KH2PO3 15%; KH2PO4 5%)
– Potassium (K2O): 20% (KH2PO3 12%; KH2PO4 3%; KNO3 5%)
– TE Chelate (Zn, Mn, Fe, B)

* Công dụng:

Kích cây sinh trưởng nhanh, nuôi trái giỏi, nặng ký, năng suất cao.

b. VD 5-15-5+TE

* Thành phần:

+ Nitrogen (N): 5% (Nitrate 4%; Amoni 1%)
+ Phosphorous (P2O5): 15% (KH2PO3 10%; KH2PO4 5%)
+ Potassium (K2O): 5% (KH2PO3 2%; KH2PO4 5%)
+ Hữu cơ sinh học: Humic acid, Oligo-glucosamin
+ TE Chelate (Zn, Mn, Fe, B)

* Đặc tính và công dụng:

VD 5-15-5 có hàm lượng lân khá cao, được tương hợp dưới dạng bột màu đen. Độ pH = 6, tương thích với mọi hệ thống máy móc. Tan hoàn toàn trong nước. Sản phẩm sử dụng trong giai đoạn kích rễ, tái sinh rễ. Sản phẩm được thử nghiệm và cấp chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn.

c. VD Kali-B

* Thành phần:

+ Potassium (K2O): 17% (KH2PO3 12%; KNO3 5%)
+ Phosphorous (P2O5): 3% (H3PO3 + KH2PO3)
+ Boron Amin (B): 1,02% (100g Solution Bo)

* Đặc tính:

VD Kali-B có hàm lượng Kali và B khá cao, được tương hợp dưới dạng lỏng màu đen, ánh vàng. Khi hòa tan trong nước có màu vàng trong. Độ pH = 7 tương thích với mọi hệ thống máy móc.

Sản phẩm sử dụng trong suốt giai đoạn đậu trái và dưỡng trái. Sản phẩm được thử nghiệm và cấp chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn.

* Công dụng:

Sử dụng vào giai đoạn nuôi trái và dưỡng trái, kết hợp với Ami.No1.

Trên đây là ba sản phẩm phân bón dùng cho hệ thống tưới nhỏ giọt do Tổng công ty VI DAN sản xuất. Ngoài ra, còn có một số loại phân bón Trung vi lượng dưới dạng Chelate hữu cơ như VD Nuvi, Dưỡng trái VD 8-6-48, VD Ami.No1, Kích phát hoa… Trong thời gian tới, các sản phẩm này của Tổng công ty VI DAN sẽ được phân phối và ứng dụng rộng rãi trên thị trường.

Trưởng Bộ phận R&D –
 Tổng công ty VI DAN

Contact Order

remove 0385224466 phone skype email facebook zalo youtube